Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố đã xác định được phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) che mặt, cầm dao trong video hành quyết hai nhà báo nước này, nhưng từ chối hé lộ danh tính của y. 
is1-5599-1411690674.jpg
Nhà báo Mỹ James Foley và phiến quân Hồi giáo trong video hành quyết được tung ra ngày 19/8. Ảnh: Independent
"Tôi tin rằng chúng tôi đã xác định được", Reuters dẫn lời giám đốc FBI James Comey nói với một nhóm phóng viên hôm qua. "Tôi sẽ không tiết lộ với các bạn người mà tôi tin đó chính là hắn ta".
Khi được hỏi liệu ông ưu tiên truy bắt kẻ này không, ông Comey khẳng định: "Chúng tôi sẽ làm điều đó và tăng cường nỗ lực mà tôi nghĩ rằng người Mỹ rất muốn và mong đợi chúng tôi thực hiện".
Các video quay cảnh hạ sát nhà báo James Foley và Steven Sotloff được IS công bố trên mạng vào giữa tháng 8 và đầu tháng 9 cho thấy một phiến quân mặc đồ đen, che kín mặt, đang cầm dao và đe dọa chính phủ Mỹ bằng tiếng Anh.
Các nhà điều tra nhận định giọng nói cho thấy y là người London và có khả năng thuộc cộng đồng người nhập cư. Mỹ và giới chức châu Âu cho biết việc điều tra xác định danh tính của kẻ này do các cơ quan chính phủ Anh đảm trách.
Hành động chặt đầu thực tế không được chiếu trong các video. Video bị mờ đi rồi chuyển thành màu đen sau khi phiến quân trên kết thúc những câu đe dọa và tiếp nối bằng cảnh quay những thi thể đã bị chặt đầu.
Video thứ ba được tung ra sau đó không lâu về việc hành quyết David Haines, một nhân viên cứu trợ Anh, cũng dùng thủ đoạn tương tự.
Các điều tra viên tin rằng các video này được lồng ghép và có thể có một kẻ khác ra tay với con tin chứ không phải phiến quân trên.
Ông Comey cho hay có khoảng một chục người Mỹ đang chiến đấu cho các phiến quân ở Syria và một số kẻ đã quay về nước. Trước đó, giới chức Mỹ lại ước tính có khoảng 100 công dân nước này đang đứng trong hàng ngũ của IS.
Đại sứ Anh tại Mỹ, Peter Westmacott, cho biết ngay sau cái chết của Foley, Anh đã nhanh chóng điều tra danh tính của nghi phạm này bằng công nghệ nhận dạng giọng nói. Ông Westmacott sau đó nói rằng giới chức sắp tìm ra y là ai.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh46vyXRA4fGxOAiFWxMqohSsP4Sxm57IGcAsILi2DgM1cMXyhLW-lGga43V890pMpVLtJ_FaaCfe65B4OrS6bPn_XXRM5pJexITkAtdfxirld437XMgfNNxXoq2PjQpstkuqsy2QjLzhNz/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9YwKDV1Aug-Gr-B_qFZGm6vGGHKWY421ntYbU_whrZtS35hvn6Ryq-7txKgwW9Ia1TCr375Ac8tG9e5YKqj3yJXgW1vTHiz1WfU1RlpuqCTIwEhyVodORRldn2QCuZNP6He2wf8_8-6KX/
Thế giới
8:22 AM|
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố đã xác định được phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) che mặt, cầm dao trong video hành quyết hai nhà báo nước này, nhưng từ chối hé lộ danh tính của y. 
is1-5599-1411690674.jpg
Nhà báo Mỹ James Foley và phiến quân Hồi giáo trong video hành quyết được tung ra ngày 19/8. Ảnh: Independent
"Tôi tin rằng chúng tôi đã xác định được", Reuters dẫn lời giám đốc FBI James Comey nói với một nhóm phóng viên hôm qua. "Tôi sẽ không tiết lộ với các bạn người mà tôi tin đó chính là hắn ta".
Khi được hỏi liệu ông ưu tiên truy bắt kẻ này không, ông Comey khẳng định: "Chúng tôi sẽ làm điều đó và tăng cường nỗ lực mà tôi nghĩ rằng người Mỹ rất muốn và mong đợi chúng tôi thực hiện".
Các video quay cảnh hạ sát nhà báo James Foley và Steven Sotloff được IS công bố trên mạng vào giữa tháng 8 và đầu tháng 9 cho thấy một phiến quân mặc đồ đen, che kín mặt, đang cầm dao và đe dọa chính phủ Mỹ bằng tiếng Anh.
Các nhà điều tra nhận định giọng nói cho thấy y là người London và có khả năng thuộc cộng đồng người nhập cư. Mỹ và giới chức châu Âu cho biết việc điều tra xác định danh tính của kẻ này do các cơ quan chính phủ Anh đảm trách.
Hành động chặt đầu thực tế không được chiếu trong các video. Video bị mờ đi rồi chuyển thành màu đen sau khi phiến quân trên kết thúc những câu đe dọa và tiếp nối bằng cảnh quay những thi thể đã bị chặt đầu.
Video thứ ba được tung ra sau đó không lâu về việc hành quyết David Haines, một nhân viên cứu trợ Anh, cũng dùng thủ đoạn tương tự.
Các điều tra viên tin rằng các video này được lồng ghép và có thể có một kẻ khác ra tay với con tin chứ không phải phiến quân trên.
Ông Comey cho hay có khoảng một chục người Mỹ đang chiến đấu cho các phiến quân ở Syria và một số kẻ đã quay về nước. Trước đó, giới chức Mỹ lại ước tính có khoảng 100 công dân nước này đang đứng trong hàng ngũ của IS.
Đại sứ Anh tại Mỹ, Peter Westmacott, cho biết ngay sau cái chết của Foley, Anh đã nhanh chóng điều tra danh tính của nghi phạm này bằng công nghệ nhận dạng giọng nói. Ông Westmacott sau đó nói rằng giới chức sắp tìm ra y là ai.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh46vyXRA4fGxOAiFWxMqohSsP4Sxm57IGcAsILi2DgM1cMXyhLW-lGga43V890pMpVLtJ_FaaCfe65B4OrS6bPn_XXRM5pJexITkAtdfxirld437XMgfNNxXoq2PjQpstkuqsy2QjLzhNz/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9YwKDV1Aug-Gr-B_qFZGm6vGGHKWY421ntYbU_whrZtS35hvn6Ryq-7txKgwW9Ia1TCr375Ac8tG9e5YKqj3yJXgW1vTHiz1WfU1RlpuqCTIwEhyVodORRldn2QCuZNP6He2wf8_8-6KX/
Với việc không kích dồn dập các vị trí trọng yếu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria hôm 23/9, Mỹ đưa cuộc chiến chống nhóm khủng bố này lên tầm cao mới nhưng khó khăn thì cũng chất chồng, trong đó thiếu đối tác trên bộ là một thách thức lớn.
imgHandler-ashx-jpeg-7929-1411632892.jpg
Máy bay Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay hôm 23/9 sau khi hoàn thành nhiệm vụ không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Chiến dịch không kích hôm 23/9 do Mỹ dẫn đầu nhằm vào một khu vực rộng lớn ở phía bắc Syria, tấn công nhiều mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) như: khu huấn luyện binh sĩ, trụ sở chính, kho thiết bị, trung tâm tài chính, xe vận tải và các phương tiện có vũ trang, LA Times dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc cho biết.
Kế hoạch này gần tương tự với sách lược mà Mỹ áp dụng ở Iraq từ đầu tháng 8, giới quan sát nhận xét. Với hơn 200 cuộc không kích lớn nhỏ, tới nay, sau hơn 6 tuấn, bước đi này vẫn chưa đem lại hiệu quả rõ ràng. Tuy sức mạnh của IS có suy giảm, nhưng các tay súng cực đoan vẫn nắm quyền kiểm soát nhiều địa điểm trọng yếu.
Hầu hết chuyên gia cho rằng trong công cuộc tiễu trừ IS, sự tham gia của lực lượng bộ binh đóng vai trò rất lớn.
Ở Iraq, Mỹ ít nhất vẫn nhận được sự phối hợp và ủng hộ của một số lực lượng trên bộ như nhóm dân quân Hồi giáo người Shiite, phe Peshmerga của người Kurd, và quân đội chính phủ.
Tại Syria, Washington phải đối mặt với vấn đề khó khăn hơn nhiều khi mà họ không thể tìm được một đối tác đủ độ tin cậy ngoài lực lượng phiến quân Syria theo đường lối ôn hòa thân phương Tây. Nhóm này gần đây liên tục thất thủ và đánh mất nhiều phần lãnh thổ vào tay IS.
Chính quyền Obama đang lên kế hoạch huấn luyện và trang bị cho phiến quân nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng này, trở thành đối trọng trên bộ, chống lại IS. Nhưng chuyên gia phân tích ngờ rằng số tiền 500 triệu USD Mỹ cam kết hỗ trợ không đủ để giúp nhóm lột xác và đẩy lùi bước tiến của quân khủng bố, những kẻ đang phát triển khá nhanh dựa vào số vũ khí chiếm được và nguồn tiền từ việc buôn lậu dầu mỏ cùng các hành vi phi pháp khác. Hơn nữa, phiến quân từng khẳng định nhiệm vụ chính của họ là lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải đánh bại IS.
Mặt khác, thời gian huấn luyện để nhóm này sẵn sàng hành động có thể lên tới nhiều năm. Những người giàu kinh nghiệm cho rằng đây không hẳn là phương pháp có thể đưa tới kết quả khả quan.
"Ta dành nhiều thời gian cùng hàng tỷ USD cố gắng xây dựng quân đội ở Afghanistan và Iraq, hãy nhìn xem ta đã thu được những gì", Joshua Landis, chuyên gia Trung Đông từ Đại học Oklahoma, nhận xét. "Ta không có đối tác ở Syria, đó là thực tế".
Đến giờ, người ta vẫn chưa rõ liệu các thành viên trong liên minh có thể theo chiến dịch tiêu diệt IS của Mỹ đến mức độ nào và tới khi nào. Harakat Hazm, một trong những nhóm ủng hộ phiến quân đường lối ôn hòa ở Syria, từng tiếp nhận vũ khí của Mỹ, hôm 23/9 ra thông báo lên án "hành vi can thiệp từ bên ngoài", ám chỉ cuộc không kích của Mỹ diễn ra sáng cùng ngày, sẽ "tấn công vào con đường cách mạng" ở Syria.
Mideast-Iraq-1-7966-1411632893.jpg
Các chiến binh thuộc lực lượng Peshmerga của người Kurd tại Iraq. Ảnh: AP
Máy bay chiến đấu của chính quyền Syria vài tuần gần đây cũng liên tục tấn công vào các vị trí của IS. Ông Assad thì luôn thể hiện mình là một bức tường kiên cố chống lại "chủ nghĩa khủng bố" trong khu vực, Patrick J.McDonnell từ tờ LA Times bình luận. Vì thế, nhiều nhà phân tích thúc giục chính quyền Mỹ thiết lập một liên minh có những điều kiện khắt khe và giới hạn nhất định với chính quyền Assad.
Nhưng ông Obama, người lên tiếng kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực năm 2011, đã nhấn mạnh trong bài phát biểu trước dân chúng Mỹ hôm 10/9 rằng "chúng ta không thể dựa dẫm vào nhà nước chuyên khủng bố nhân dân, chế độ không thể giành lại tính hợp pháp đã đánh mất, của ông Assad".
Các đồng minh Saudi Arab, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, với đa phần dân cư là người Sunni, đã chi quá nhiều để loại bỏ Tổng thống Assad nên rất khó xa rời mục tiêu này.
Chính quyền các nước Arab tham chiến cũng rất dễ phải đối mặt với làn sóng phản đối từ người dân của họ. "Một phần dân chúng không đồng tình với ý tưởng người Sunni chống lại nhau", Mark Hertling, trung tướng về hưu, nhà phân tích của CNN, nhận định.
Các binh sĩ người Kurd cũng là một trong số đồng minh khu vực của Mỹ. Tuy nhiên, Washington vẫn đặt nhiều mối nghi ngờ về lực lượng này bởi mối quan hệ gần gũi của họ với đảng Công nhân người Kurd, một lực lượng du kích có trụ sở chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Bên cạnh đó, người Kurd chỉ chiếm thiểu số ở Syria và hoạt động của họ cũng giới hạn ở khu vực phía bắc đất nước.
Yezid Sayigh, cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm Trung Đông Carnegie, Beirut, nhận định, ở cả Syria và Iraq, Mỹ đều phải đương đầu với "tình thế khó khăn trong tìm kiếm đối tác, những người có khả năng và sẵn sàng chiến đấu trên bộ mà lại không gây ra các vấn đề chính trị dễ dẫn tới sự chia rẽ lớn hơn".
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7B171FCryrSA3pMx0Y9lUv2HbN_MBB8YUa0bkZQI3-lbsh9r9O3y6PyGMTgv6WDQpVDyv5Bc29ckvs7Tjnbg5V4lC6aOm7xJOxrbAy1LZtS5539wTabSx8jn0QmRoKOH8H5iWcxWZZu1V/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgBRZ5u-NWWuwpQIPVPKQE3tHRr-dKf1kSDmvLMv_2TWg7ChDd8Ylqj2mwAwzuaQeT6fkOwGmXWEZrAJYxOLXt97dL7APIPOw-5Xmhf4QhR0GXrRi2ehZIu5bYnZObyL_eMvTyXNgCtETZM/
Thế giới
8:22 AM|
Với việc không kích dồn dập các vị trí trọng yếu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria hôm 23/9, Mỹ đưa cuộc chiến chống nhóm khủng bố này lên tầm cao mới nhưng khó khăn thì cũng chất chồng, trong đó thiếu đối tác trên bộ là một thách thức lớn.
imgHandler-ashx-jpeg-7929-1411632892.jpg
Máy bay Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay hôm 23/9 sau khi hoàn thành nhiệm vụ không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Chiến dịch không kích hôm 23/9 do Mỹ dẫn đầu nhằm vào một khu vực rộng lớn ở phía bắc Syria, tấn công nhiều mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) như: khu huấn luyện binh sĩ, trụ sở chính, kho thiết bị, trung tâm tài chính, xe vận tải và các phương tiện có vũ trang, LA Times dẫn thông tin từ Lầu Năm Góc cho biết.
Kế hoạch này gần tương tự với sách lược mà Mỹ áp dụng ở Iraq từ đầu tháng 8, giới quan sát nhận xét. Với hơn 200 cuộc không kích lớn nhỏ, tới nay, sau hơn 6 tuấn, bước đi này vẫn chưa đem lại hiệu quả rõ ràng. Tuy sức mạnh của IS có suy giảm, nhưng các tay súng cực đoan vẫn nắm quyền kiểm soát nhiều địa điểm trọng yếu.
Hầu hết chuyên gia cho rằng trong công cuộc tiễu trừ IS, sự tham gia của lực lượng bộ binh đóng vai trò rất lớn.
Ở Iraq, Mỹ ít nhất vẫn nhận được sự phối hợp và ủng hộ của một số lực lượng trên bộ như nhóm dân quân Hồi giáo người Shiite, phe Peshmerga của người Kurd, và quân đội chính phủ.
Tại Syria, Washington phải đối mặt với vấn đề khó khăn hơn nhiều khi mà họ không thể tìm được một đối tác đủ độ tin cậy ngoài lực lượng phiến quân Syria theo đường lối ôn hòa thân phương Tây. Nhóm này gần đây liên tục thất thủ và đánh mất nhiều phần lãnh thổ vào tay IS.
Chính quyền Obama đang lên kế hoạch huấn luyện và trang bị cho phiến quân nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng này, trở thành đối trọng trên bộ, chống lại IS. Nhưng chuyên gia phân tích ngờ rằng số tiền 500 triệu USD Mỹ cam kết hỗ trợ không đủ để giúp nhóm lột xác và đẩy lùi bước tiến của quân khủng bố, những kẻ đang phát triển khá nhanh dựa vào số vũ khí chiếm được và nguồn tiền từ việc buôn lậu dầu mỏ cùng các hành vi phi pháp khác. Hơn nữa, phiến quân từng khẳng định nhiệm vụ chính của họ là lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chứ không phải đánh bại IS.
Mặt khác, thời gian huấn luyện để nhóm này sẵn sàng hành động có thể lên tới nhiều năm. Những người giàu kinh nghiệm cho rằng đây không hẳn là phương pháp có thể đưa tới kết quả khả quan.
"Ta dành nhiều thời gian cùng hàng tỷ USD cố gắng xây dựng quân đội ở Afghanistan và Iraq, hãy nhìn xem ta đã thu được những gì", Joshua Landis, chuyên gia Trung Đông từ Đại học Oklahoma, nhận xét. "Ta không có đối tác ở Syria, đó là thực tế".
Đến giờ, người ta vẫn chưa rõ liệu các thành viên trong liên minh có thể theo chiến dịch tiêu diệt IS của Mỹ đến mức độ nào và tới khi nào. Harakat Hazm, một trong những nhóm ủng hộ phiến quân đường lối ôn hòa ở Syria, từng tiếp nhận vũ khí của Mỹ, hôm 23/9 ra thông báo lên án "hành vi can thiệp từ bên ngoài", ám chỉ cuộc không kích của Mỹ diễn ra sáng cùng ngày, sẽ "tấn công vào con đường cách mạng" ở Syria.
Mideast-Iraq-1-7966-1411632893.jpg
Các chiến binh thuộc lực lượng Peshmerga của người Kurd tại Iraq. Ảnh: AP
Máy bay chiến đấu của chính quyền Syria vài tuần gần đây cũng liên tục tấn công vào các vị trí của IS. Ông Assad thì luôn thể hiện mình là một bức tường kiên cố chống lại "chủ nghĩa khủng bố" trong khu vực, Patrick J.McDonnell từ tờ LA Times bình luận. Vì thế, nhiều nhà phân tích thúc giục chính quyền Mỹ thiết lập một liên minh có những điều kiện khắt khe và giới hạn nhất định với chính quyền Assad.
Nhưng ông Obama, người lên tiếng kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực năm 2011, đã nhấn mạnh trong bài phát biểu trước dân chúng Mỹ hôm 10/9 rằng "chúng ta không thể dựa dẫm vào nhà nước chuyên khủng bố nhân dân, chế độ không thể giành lại tính hợp pháp đã đánh mất, của ông Assad".
Các đồng minh Saudi Arab, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, với đa phần dân cư là người Sunni, đã chi quá nhiều để loại bỏ Tổng thống Assad nên rất khó xa rời mục tiêu này.
Chính quyền các nước Arab tham chiến cũng rất dễ phải đối mặt với làn sóng phản đối từ người dân của họ. "Một phần dân chúng không đồng tình với ý tưởng người Sunni chống lại nhau", Mark Hertling, trung tướng về hưu, nhà phân tích của CNN, nhận định.
Các binh sĩ người Kurd cũng là một trong số đồng minh khu vực của Mỹ. Tuy nhiên, Washington vẫn đặt nhiều mối nghi ngờ về lực lượng này bởi mối quan hệ gần gũi của họ với đảng Công nhân người Kurd, một lực lượng du kích có trụ sở chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Bên cạnh đó, người Kurd chỉ chiếm thiểu số ở Syria và hoạt động của họ cũng giới hạn ở khu vực phía bắc đất nước.
Yezid Sayigh, cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm Trung Đông Carnegie, Beirut, nhận định, ở cả Syria và Iraq, Mỹ đều phải đương đầu với "tình thế khó khăn trong tìm kiếm đối tác, những người có khả năng và sẵn sàng chiến đấu trên bộ mà lại không gây ra các vấn đề chính trị dễ dẫn tới sự chia rẽ lớn hơn".
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi7B171FCryrSA3pMx0Y9lUv2HbN_MBB8YUa0bkZQI3-lbsh9r9O3y6PyGMTgv6WDQpVDyv5Bc29ckvs7Tjnbg5V4lC6aOm7xJOxrbAy1LZtS5539wTabSx8jn0QmRoKOH8H5iWcxWZZu1V/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgBRZ5u-NWWuwpQIPVPKQE3tHRr-dKf1kSDmvLMv_2TWg7ChDd8Ylqj2mwAwzuaQeT6fkOwGmXWEZrAJYxOLXt97dL7APIPOw-5Xmhf4QhR0GXrRi2ehZIu5bYnZObyL_eMvTyXNgCtETZM/
Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của Khorasan, nhóm khủng bố đang âm mưu tấn công nước Mỹ, có thể đã bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích của Washington ở Syria.
khorasan_1411661618.jpg
Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của Khorasan. Ảnh: CBS News.
Reuters dẫn một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho hay al-Fadhli thiệt mạng khi các trại huấn luyện của Khorasan, nhóm phiến quân tách ra từ al-Qaeda, ở vùng ngoại ô Aleppo, phía bắc Syria, bị tấn công.
“Chúng tôi tin y đã chết”, quan chức trên nói.
Al-Fadhli, 33 tuổi, là một chiến binh lâu năm của al-Qaeda và là một trong số ít kẻ thuộc nội bộ của Osama bin Laden được biết trước về kế hoạch khủng bố ngày 11/9/2001. Y được cho là đã trốn sang Iran khi Mỹ đưa quân đến Afghanistan sau vụ việc.
Năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ xác định al-Fadhli đang cầm đầu chi nhánh al-Qaeda ở Iran và treo thưởng 7 triệu USD cho ai tiết lộ thông tin về nơi trú ẩn của y.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, mức độ thiệt hại mà chiến dịch không kích vừa qua gây ra cho Khorasan đang được đánh giá và hiện họ chưa thể xác nhận về cái chết của Fadhli hay bất kỳ thủ lĩnh nào của nhóm này.
“Chúng tôi không có nhân lực trên bộ để xác minh vì thế chúng tôi đang tiếp tục đánh giá”, phát ngôn viên Steve Warren nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng không xác nhận thông tin liên quan đến Fadhli. “Những dấu hiệu ban đầu cho thấy các cuộc không kích đã có hiệu quả”, ông nói.
aleppo1.jpg
Cảnh đổ nát ở Aleppo, Syria, sau cuộc không kích của Mỹ. Ảnh: AFP.
Một nguồn tin cho hay, máy bay Mỹ đã thả “hàng tấn” bom xuống những gì nước này tin là căn cứ chính của Khorasan. Trong khi đó, một số quan chức lo ngại rằng sau những thông tin trên báo chí Mỹ, nhóm này có thể đã di chuyển lực lượng và vũ khí ra khỏi khu vực này.
Khorasan được cho là đang lên kế hoạch dùng các chiến binh phương Tây để tấn công chính quốc gia của họ bằng vật liệu nổ giấu trong các thiết bị điện tử hoặc quần áo.
Dù chỉ mới được nhắc đến tuần trước, khi chiến dịch không kích ở Syria sắp diễn ra, tình báo Mỹ thực tế đã theo dõi Khorasan hơn một thập kỷ qua. Cựu tổng thống George W. Bush từng đề cập đến tên của thủ lĩnh nhóm này năm 2005 sau vụ đánh bom vào một tàu chở dầu Pháp năm 2002 ngoài khơi Yemen.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhzCYLcRjYzY5ykGSKwZf89qI74ify9DH6XhywnJLOdjGkRz4RGj-oIdo4YVBRCsEOXcW0oS_uawbeaW14SF64n1Nf9RczTb8xmaA2xrNwKZTLgftifmpKnVrQnlJAuFUfJdP4fhY4x9dJx/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjEMYx9JBl-9phLKvNgVh0ZBHqje0wcMRNYDx_kiwl16QTG3Sci6NkL4lETJFczKNSYsthZpeUff9ogvYIA0e5A_RgCBpWlDrEJi_vlxg9A2yT8gRHQuDfN250nIp8Ku5ci4bq924PA10AZ/
Thế giới
8:21 AM|
Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của Khorasan, nhóm khủng bố đang âm mưu tấn công nước Mỹ, có thể đã bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích của Washington ở Syria.
khorasan_1411661618.jpg
Muhsin al-Fadhli, thủ lĩnh của Khorasan. Ảnh: CBS News.
Reuters dẫn một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho hay al-Fadhli thiệt mạng khi các trại huấn luyện của Khorasan, nhóm phiến quân tách ra từ al-Qaeda, ở vùng ngoại ô Aleppo, phía bắc Syria, bị tấn công.
“Chúng tôi tin y đã chết”, quan chức trên nói.
Al-Fadhli, 33 tuổi, là một chiến binh lâu năm của al-Qaeda và là một trong số ít kẻ thuộc nội bộ của Osama bin Laden được biết trước về kế hoạch khủng bố ngày 11/9/2001. Y được cho là đã trốn sang Iran khi Mỹ đưa quân đến Afghanistan sau vụ việc.
Năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ xác định al-Fadhli đang cầm đầu chi nhánh al-Qaeda ở Iran và treo thưởng 7 triệu USD cho ai tiết lộ thông tin về nơi trú ẩn của y.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, mức độ thiệt hại mà chiến dịch không kích vừa qua gây ra cho Khorasan đang được đánh giá và hiện họ chưa thể xác nhận về cái chết của Fadhli hay bất kỳ thủ lĩnh nào của nhóm này.
“Chúng tôi không có nhân lực trên bộ để xác minh vì thế chúng tôi đang tiếp tục đánh giá”, phát ngôn viên Steve Warren nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng không xác nhận thông tin liên quan đến Fadhli. “Những dấu hiệu ban đầu cho thấy các cuộc không kích đã có hiệu quả”, ông nói.
aleppo1.jpg
Cảnh đổ nát ở Aleppo, Syria, sau cuộc không kích của Mỹ. Ảnh: AFP.
Một nguồn tin cho hay, máy bay Mỹ đã thả “hàng tấn” bom xuống những gì nước này tin là căn cứ chính của Khorasan. Trong khi đó, một số quan chức lo ngại rằng sau những thông tin trên báo chí Mỹ, nhóm này có thể đã di chuyển lực lượng và vũ khí ra khỏi khu vực này.
Khorasan được cho là đang lên kế hoạch dùng các chiến binh phương Tây để tấn công chính quốc gia của họ bằng vật liệu nổ giấu trong các thiết bị điện tử hoặc quần áo.
Dù chỉ mới được nhắc đến tuần trước, khi chiến dịch không kích ở Syria sắp diễn ra, tình báo Mỹ thực tế đã theo dõi Khorasan hơn một thập kỷ qua. Cựu tổng thống George W. Bush từng đề cập đến tên của thủ lĩnh nhóm này năm 2005 sau vụ đánh bom vào một tàu chở dầu Pháp năm 2002 ngoài khơi Yemen.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhzCYLcRjYzY5ykGSKwZf89qI74ify9DH6XhywnJLOdjGkRz4RGj-oIdo4YVBRCsEOXcW0oS_uawbeaW14SF64n1Nf9RczTb8xmaA2xrNwKZTLgftifmpKnVrQnlJAuFUfJdP4fhY4x9dJx/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjEMYx9JBl-9phLKvNgVh0ZBHqje0wcMRNYDx_kiwl16QTG3Sci6NkL4lETJFczKNSYsthZpeUff9ogvYIA0e5A_RgCBpWlDrEJi_vlxg9A2yT8gRHQuDfN250nIp8Ku5ci4bq924PA10AZ/
Thiếu tá Mariam Al Mansouri, 35 tuổi, đang là nữ phi công chỉ huy phi đội chiến đấu cơ của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) oanh tạc các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Nữ phi công... Trên chiến đấu cơ. Ảnh: ny daily news
Nữ phi công Mariam Al Mansouri trên chiến đấu cơ. Ảnh: NYdailynews.
Theo New York Daily News, Mansouri tham gia không quân của UAE ngay khi lực lượng này cho phép phụ nữ gia nhập hàng ngũ. Cô tốt nghiệp học viện không quân ở Abu Dhabi năm 2008 và là một phi công dày dặn kinh nghiệm.
Trong chiến dịch của liên minh do Mỹ đứng đầu, Mansouri chỉ huy một phi đội chiến đấu cơ F-16 Block 60 tấn công vào các thành trì của IS ở Raqqa, Aleppo và Idlib. Bahrain, Jordan, Arab Saudi và Qatar cũng cung cấp sự hỗ trợ hậu cần và tham gia không kích các phiến quân cùng quân đội Mỹ.
“Đó là nguyện vọng của tôi”, cô từng nói trên một tờ báo của UAE. “Từ khi tốt nghiệp trung học, tôi đã muốn học bay vì đó là điều mà tôi yêu thích ngay từ đầu”.
Mansouri cho hay cô đã nỗ lực hết mình và không hề được ưu ái khi là phụ nữ đầu tiên tham gia vào lực lượng vốn chỉ toàn nam giới. Hồi tháng 5, cô đã được trao tặng huy chương nhờ những cống hiến cho không quân UAE.
Với những phụ nữ đang nuôi hy vọng được làm chủ bầu trời, Mansouri khuyên rằng: “Hãy chuẩn bị trước vì đó là một lĩnh vực cần nhiều thời gian và nỗ lực cũng như đòi hỏi niềm đam mê lớn”.
Những bức ảnh Mansouri ngồi trên chiến đấu cơ đang lan truyền trên mạng và được nhiều người ngợi khen vì sự dũng cảm, thậm chí có người còn cầu hôn cô.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEig3vivTOQJcR95v90zbJpVWM1xf-DzgHnU-CHpfLjuPZZlGPpT_piHfySYZCEZ7fAuB5h0qSnPXhhlZLGI8uljcselsIVF5b0TbctzJgo2ps3-ISzXbCRkoqixSDo1HLXu4qFY3-9aXsJn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVA1Ms-yQdhm29J_NJp-KdiQxNM7cexFg0byPVBPkJv-oci0ouXZ_0S6ZdWl02WHlhbbedr1b8-lx9OPUeeBXjX1NZCPjJaRxUlCvLi2v2klbqCubfOoPDTEMftHLfg49l-vw90nUAA1Cy/
Thế giới
8:21 AM|
Thiếu tá Mariam Al Mansouri, 35 tuổi, đang là nữ phi công chỉ huy phi đội chiến đấu cơ của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) oanh tạc các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Nữ phi công... Trên chiến đấu cơ. Ảnh: ny daily news
Nữ phi công Mariam Al Mansouri trên chiến đấu cơ. Ảnh: NYdailynews.
Theo New York Daily News, Mansouri tham gia không quân của UAE ngay khi lực lượng này cho phép phụ nữ gia nhập hàng ngũ. Cô tốt nghiệp học viện không quân ở Abu Dhabi năm 2008 và là một phi công dày dặn kinh nghiệm.
Trong chiến dịch của liên minh do Mỹ đứng đầu, Mansouri chỉ huy một phi đội chiến đấu cơ F-16 Block 60 tấn công vào các thành trì của IS ở Raqqa, Aleppo và Idlib. Bahrain, Jordan, Arab Saudi và Qatar cũng cung cấp sự hỗ trợ hậu cần và tham gia không kích các phiến quân cùng quân đội Mỹ.
“Đó là nguyện vọng của tôi”, cô từng nói trên một tờ báo của UAE. “Từ khi tốt nghiệp trung học, tôi đã muốn học bay vì đó là điều mà tôi yêu thích ngay từ đầu”.
Mansouri cho hay cô đã nỗ lực hết mình và không hề được ưu ái khi là phụ nữ đầu tiên tham gia vào lực lượng vốn chỉ toàn nam giới. Hồi tháng 5, cô đã được trao tặng huy chương nhờ những cống hiến cho không quân UAE.
Với những phụ nữ đang nuôi hy vọng được làm chủ bầu trời, Mansouri khuyên rằng: “Hãy chuẩn bị trước vì đó là một lĩnh vực cần nhiều thời gian và nỗ lực cũng như đòi hỏi niềm đam mê lớn”.
Những bức ảnh Mansouri ngồi trên chiến đấu cơ đang lan truyền trên mạng và được nhiều người ngợi khen vì sự dũng cảm, thậm chí có người còn cầu hôn cô.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEig3vivTOQJcR95v90zbJpVWM1xf-DzgHnU-CHpfLjuPZZlGPpT_piHfySYZCEZ7fAuB5h0qSnPXhhlZLGI8uljcselsIVF5b0TbctzJgo2ps3-ISzXbCRkoqixSDo1HLXu4qFY3-9aXsJn/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVA1Ms-yQdhm29J_NJp-KdiQxNM7cexFg0byPVBPkJv-oci0ouXZ_0S6ZdWl02WHlhbbedr1b8-lx9OPUeeBXjX1NZCPjJaRxUlCvLi2v2klbqCubfOoPDTEMftHLfg49l-vw90nUAA1Cy/
Không bằng lòng với chồng, cảm thấy cô đơn, thiếu phụ 24 tuổi đã bỏ nhà, bế đứa con 3 tuổi tìm đến với Nhà nước Hồi giáo với hy vọng nơi đó là thiên đường.
5087aa309a1d9425600f6a70670094bb_1411618
Sahin Aktan, chồng của Asiya Ummi Abdullah, giơ những bức ảnh của vợ mình. Ảnh: AP
Asiya Ummi Abdullah không nghĩ sự cai trị của IS là chuyên chế và khủng bố như những người khác, cô cũng không sợ những đợt dội bom của Mỹ và đồng minh vào Raqqa, thành trì của IS tại Syria. Theo cô, đó là nơi lý tưởng để xây dựng gia đình.
Theo AP, cô gái 24 tuổi cải sang đạo Hồi đã giải thích quyết định đưa đứa con mới 3 tuổi của mình đến khu vực do IS kiểm soát. Cô cho rằng nơi đây sẽ cách ly họ với những tệ nạn về tình dục, ma túy và rượu mà cô cho là đang tràn lan ở phần lớn Thổ Nhĩ Kỳ.
"Những đứa trẻ chứng kiến tất cả điều này, và rồi chúng sẽ trở thành những kẻ giết người, tội phạm, hoặc trộm cắp", Umi Abdullah đã viết trong một vài tin nhắn Facebook. Cô tin rằng đời sống tinh thần của con trai cô sẽ được bảo đảm, nếu tuân thủ theo luật lệ của Hồi giáo.
"Nó sẽ hiểu Thượng Đế và sống theo các quy tắc của người", cô nói.
Câu chuyện của Ummi Abdullah đã thể hiện sức hấp dẫn của IS. Nó cũng cho thấy ngay cả tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, nhiều gia đình vẫn từ bỏ tất cả để đi tìm thứ họ cho là sự cứu rỗi.
Trong khi IS tuyên truyền nó là một nơi lý tưởng dành cho các gia đình, trên thực tế, nhóm này đã diệt trừ hàng trăm nghìn "gia đình kẻ thù". Tổ chức cực đoan cũng tàn sát hàng trăm binh sĩ và những người dân chống cự nhóm để bảo vệ làng mạc, bằng một loạt các vụ hành quyết, gồm đóng đinh vào thánh giá và chặt đầu.
Ummi Abdullah vốn xuất thân từ Kyrgyzstan. Cô mới chỉ tiếp cận IS hồi tháng trước. Vụ mất tích của cô trở thành tin tức nóng nhất trên nhiều báo Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi chồng cũ của cô, một người bán xe 44 tuổi, có tên Sahin Aktan, cung cấp thông tin cho báo giới.
Thực tế, rất nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ đã lôi kéo gia đình đến IS, tuy nhiên, báo giới chưa chú ý nhiều đến họ. Theo nhà lập pháp đối lập Atilla Kart, hơn 50 gia đình hồi đầu tháng này đã vượt biên để đến sống dưới sự cai trị của IS.
Con số ông Kart đưa ra có vẻ quá cao, nhưng nó được chứng thực bởi một người dân giấu tên tại Cumra, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết con trai và con dâu mình cũng nằm trong nhóm người di tản đó.  
Báo giới từ hồi tháng 6 đã đưa nhiều tin tức về làn sóng các chiến binh ngoài Trung Đông gia nhập IS. Tuy nhiên, việc cả gia đình cùng di tản đến vùng IS chiếm đóng, trong đó có nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ, lại nhận được ít sự chú ý.
Giống như nhiều người khác, hành trình của Ummi Abdullah đến với thế giới Hồi giáo cực đoan xuất phát từ sự cô đơn. Tên thật của cô là Svetlana Hasanova, cô cải đạo sang Hồi giáo sau khi kết hôn với Aktan 6 năm trước.
Hai người gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ khi Hasanova, vào thời điểm đó vẫn còn là một thiếu nữ, đến Istanbul với mẹ để mua vải dệt.
Aktan cho biết mối quan hệ của họ ban đầu diễn ra rất suôn sẻ. "Trước khi kết hôn, chúng tôi cùng nhau đi biển, chơi đùa trong hồ bơi, thưởng thức món cá và rượu vào bữa tối", anh kể lại.
Theo Aktan, vợ anh ngày càng trở nên sùng đạo sau khi sinh con. Cô bắt đầu trùm kín mái tóc của mình và thường xuyên cầu nguyện. Trong tin nhắn của cô với AP, Ummi Abdullah cáo buộc chồng mình đối xử với cô "như một nô lệ".
"Tôi liên tục bị anh ta và gia đình anh ta coi thường. Tôi chẳng là gì trong mắt họ", cô nói.
Ummi Abdullah tìm thấy thứ tình bạn mà cô khao khát trên mạng. Cô trò chuyện với các chiến binh IS và đăng lên Facebook những lời hô hào tôn giáo. Cô và Aktan ly dị hồi tháng 6. Cô đưa con của họ đến một thị trấn Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, trước khi đến vùng do IS kiểm soát. Aktan cho biết anh chưa gặp lại con trai kể từ đó.
IS dường như mong muốn quảng bá nhóm là một nơi dành cho gia đình. Một đoạn video tuyên truyền của nhóm cho thấy các chiến binh IS từ khắp nơi trên thế giới đang bế những đứa trẻ tại Raqqa, đứng trước một tấm màn in cảnh công viên giải trí.
Một người đàn ông trong đoạn phim, được xác định là công dân Mỹ có tên Abu al-Abdurahman Trinidadi, ôm một em bé có một khẩu súng máy đồ chơi ở sau lưng.
"Hãy nhìn những đứa trẻ này mà xem", al-Trinidadi nói. "Chúng đang rất vui vẻ".
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5CRp1PIYaeZgtvyAhaO6LW-xFgB4NiW4dHxFGP-HZHgXge8xZass2vu6Irl4c_CoWJoijyoEv2MY7fZEyyTDsMGiYRteUGmYTwZRhYanMBnuy-vUwmrhL0Vl62Wyj-eCA5gUMpSYIMZtT/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-m92i6V9O-V8t9VihHTLGylQbffPbiVPK_x1NXva15CGEgwv9jM5q5oLUyFD5UI-w3kVPtq6noiWOrg64J8vWLVImiIhasq_OEipN0wCFVEf5P8z21GejN4NibkOr36lDu40_5G4T2f3H/
Thế giới
8:21 AM|
Không bằng lòng với chồng, cảm thấy cô đơn, thiếu phụ 24 tuổi đã bỏ nhà, bế đứa con 3 tuổi tìm đến với Nhà nước Hồi giáo với hy vọng nơi đó là thiên đường.
5087aa309a1d9425600f6a70670094bb_1411618
Sahin Aktan, chồng của Asiya Ummi Abdullah, giơ những bức ảnh của vợ mình. Ảnh: AP
Asiya Ummi Abdullah không nghĩ sự cai trị của IS là chuyên chế và khủng bố như những người khác, cô cũng không sợ những đợt dội bom của Mỹ và đồng minh vào Raqqa, thành trì của IS tại Syria. Theo cô, đó là nơi lý tưởng để xây dựng gia đình.
Theo AP, cô gái 24 tuổi cải sang đạo Hồi đã giải thích quyết định đưa đứa con mới 3 tuổi của mình đến khu vực do IS kiểm soát. Cô cho rằng nơi đây sẽ cách ly họ với những tệ nạn về tình dục, ma túy và rượu mà cô cho là đang tràn lan ở phần lớn Thổ Nhĩ Kỳ.
"Những đứa trẻ chứng kiến tất cả điều này, và rồi chúng sẽ trở thành những kẻ giết người, tội phạm, hoặc trộm cắp", Umi Abdullah đã viết trong một vài tin nhắn Facebook. Cô tin rằng đời sống tinh thần của con trai cô sẽ được bảo đảm, nếu tuân thủ theo luật lệ của Hồi giáo.
"Nó sẽ hiểu Thượng Đế và sống theo các quy tắc của người", cô nói.
Câu chuyện của Ummi Abdullah đã thể hiện sức hấp dẫn của IS. Nó cũng cho thấy ngay cả tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, nhiều gia đình vẫn từ bỏ tất cả để đi tìm thứ họ cho là sự cứu rỗi.
Trong khi IS tuyên truyền nó là một nơi lý tưởng dành cho các gia đình, trên thực tế, nhóm này đã diệt trừ hàng trăm nghìn "gia đình kẻ thù". Tổ chức cực đoan cũng tàn sát hàng trăm binh sĩ và những người dân chống cự nhóm để bảo vệ làng mạc, bằng một loạt các vụ hành quyết, gồm đóng đinh vào thánh giá và chặt đầu.
Ummi Abdullah vốn xuất thân từ Kyrgyzstan. Cô mới chỉ tiếp cận IS hồi tháng trước. Vụ mất tích của cô trở thành tin tức nóng nhất trên nhiều báo Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi chồng cũ của cô, một người bán xe 44 tuổi, có tên Sahin Aktan, cung cấp thông tin cho báo giới.
Thực tế, rất nhiều người ở Thổ Nhĩ Kỳ đã lôi kéo gia đình đến IS, tuy nhiên, báo giới chưa chú ý nhiều đến họ. Theo nhà lập pháp đối lập Atilla Kart, hơn 50 gia đình hồi đầu tháng này đã vượt biên để đến sống dưới sự cai trị của IS.
Con số ông Kart đưa ra có vẻ quá cao, nhưng nó được chứng thực bởi một người dân giấu tên tại Cumra, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết con trai và con dâu mình cũng nằm trong nhóm người di tản đó.  
Báo giới từ hồi tháng 6 đã đưa nhiều tin tức về làn sóng các chiến binh ngoài Trung Đông gia nhập IS. Tuy nhiên, việc cả gia đình cùng di tản đến vùng IS chiếm đóng, trong đó có nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ, lại nhận được ít sự chú ý.
Giống như nhiều người khác, hành trình của Ummi Abdullah đến với thế giới Hồi giáo cực đoan xuất phát từ sự cô đơn. Tên thật của cô là Svetlana Hasanova, cô cải đạo sang Hồi giáo sau khi kết hôn với Aktan 6 năm trước.
Hai người gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ khi Hasanova, vào thời điểm đó vẫn còn là một thiếu nữ, đến Istanbul với mẹ để mua vải dệt.
Aktan cho biết mối quan hệ của họ ban đầu diễn ra rất suôn sẻ. "Trước khi kết hôn, chúng tôi cùng nhau đi biển, chơi đùa trong hồ bơi, thưởng thức món cá và rượu vào bữa tối", anh kể lại.
Theo Aktan, vợ anh ngày càng trở nên sùng đạo sau khi sinh con. Cô bắt đầu trùm kín mái tóc của mình và thường xuyên cầu nguyện. Trong tin nhắn của cô với AP, Ummi Abdullah cáo buộc chồng mình đối xử với cô "như một nô lệ".
"Tôi liên tục bị anh ta và gia đình anh ta coi thường. Tôi chẳng là gì trong mắt họ", cô nói.
Ummi Abdullah tìm thấy thứ tình bạn mà cô khao khát trên mạng. Cô trò chuyện với các chiến binh IS và đăng lên Facebook những lời hô hào tôn giáo. Cô và Aktan ly dị hồi tháng 6. Cô đưa con của họ đến một thị trấn Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, trước khi đến vùng do IS kiểm soát. Aktan cho biết anh chưa gặp lại con trai kể từ đó.
IS dường như mong muốn quảng bá nhóm là một nơi dành cho gia đình. Một đoạn video tuyên truyền của nhóm cho thấy các chiến binh IS từ khắp nơi trên thế giới đang bế những đứa trẻ tại Raqqa, đứng trước một tấm màn in cảnh công viên giải trí.
Một người đàn ông trong đoạn phim, được xác định là công dân Mỹ có tên Abu al-Abdurahman Trinidadi, ôm một em bé có một khẩu súng máy đồ chơi ở sau lưng.
"Hãy nhìn những đứa trẻ này mà xem", al-Trinidadi nói. "Chúng đang rất vui vẻ".
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5CRp1PIYaeZgtvyAhaO6LW-xFgB4NiW4dHxFGP-HZHgXge8xZass2vu6Irl4c_CoWJoijyoEv2MY7fZEyyTDsMGiYRteUGmYTwZRhYanMBnuy-vUwmrhL0Vl62Wyj-eCA5gUMpSYIMZtT/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-m92i6V9O-V8t9VihHTLGylQbffPbiVPK_x1NXva15CGEgwv9jM5q5oLUyFD5UI-w3kVPtq6noiWOrg64J8vWLVImiIhasq_OEipN0wCFVEf5P8z21GejN4NibkOr36lDu40_5G4T2f3H/
Số bom và tên lửa mà Mỹ thả xuống các cứ điểm của các tổ chức khủng bố ở Syria trong hai ngày qua tương đương số lượng được sử dụng trong tháng đầu tiên Washington không kích ở Iraq.
Thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, nói về chiến dịch không kích Syria hôm 23/9. Ảnh: RT
Thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, nói về chiến dịch không kích Syria hôm 23/9. Ảnh: RT
Bloomberg dẫn số liệu từ Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho hay cuộc tấn công cách đây hai đêm, với sự tham gia của 5 nước Arab, đã sử dụng khoảng 200 quả bom, hầu hết là được dẫn đường chính xác, cùng 47 tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ hai tàu chiến trên Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư.
Các Tomahawk Chiến thuật, phiên bản mới nhất của loại tên lửa hành trình này, có khả năng đổi hướng bay giữa hành trình. Hầu hết trong số này không đánh vào IS mà vào các trại huấn luyện và cơ sở kinh tế của nhóm Khorasan, một nhánh của al-Qaeda mà giới chức cho biết đang lên kế hoạch khủng bố lãnh thổ Mỹ. 
Washington cũng tiến hành ít nhất 3 cuộc không kích khác vào các mục tiêu của IS ở Syria đêm trước và sáng hôm qua.
Đây là lần đầu tiên máy bay tàng hình F-22 Raptor của Lockheed Martin được Mỹ tung ra chiến trường sau 11 năm tuyên bố sẵn sàng đi vào hoạt động. Chiếc phi cơ nhả bom theo hướng dẫn từ các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu. 
Với thiết kế như một chiến đấu cơ không đối không, trong đó nhiệm vụ tấn công mặt đất chỉ là thứ yếu, F-22 mang theo hai quả bom thông minh GBU-32 JDAM nặng 1.000 pound (gần 500 kg).
[Caption]An F/A-18F Super Hornet attached to the Fighting Black Lions of Strike Fighter Squadron 213 lands aboard the aircraft carrier USS George H.W. Bush in the Persian Gulf after conducting strike missions against ISIL targets, Sept. 23, 2014.
Một chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay USS George H.W. Bush sau khi không kích các mục tiêu của IS hôm 23/9. Ảnh: US Navy
​Vào đêm đầu tiên, Mỹ tấn công vào những căn cứ, nhà kho và cả một trung tâm tài chính của IS. Những cuộc tấn công trong ngày thứ hai của chiến dịch được tiến hành ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq, và nhắm vào các nhà máy lọc dầu, nguồn thu chính của IS.
Số lượng bom và tên lửa sử dụng trong hai ngày qua ở Syria tương đương với 253 quả bom và tên lửa mà Washington đã thả xuống các cứ điểm của tổ chức khủng bố dòng Sunni ở nước láng giềng Iraq từ ngày 8/8 đến 10/9. 
"Chúng tôi đang tấn công vào bề sâu của hệ thống Nhà nước Hồi giáo vì chúng tôi muốn phá vỡ các căn cứ hỗ trợ của chúng", thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, cho biết.
Giới chức Mỹ đang đánh giá kết quả và tin rằng các chiến dịch này "rất thành công".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, đại tá Steve Warren, cho hay các cuộc không kích ở Syria trong tương lai sẽ là "tổng hợp của những gì chúng ta nhìn thấy ở Iraq", với các mục tiêu cá nhân cùng các hệ thống phương tiện và nhân lực cũng như những tòa nhà lớn hơn.
"ISR sẽ cho phép chúng tôi phát hiện thêm các mục tiêu cố định khi chúng tôi lựa chọn để tấn công", ông Warren nói, dùng từ viết tắt của các chuyến bay tình báo, giám sát và trinh sát.
[Caption]The guided-missile destroyer USS Arleigh Burke launches aTomahawk cruise missile in the Persian Gulf, Sept. 23, 2014, to conduct strikes against targets in the Islamic State of Iraq and the Levant, or ISIL. 
Tàu khu trục USS Arleigh Burke ở Vịnh Ba Tư phóng một tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu của IS hôm 23/9. Ảnh: US Navy
Những loại vũ khí được quân đội Mỹ thả xuống Syria trong những đợt không kích đầu tiên không được tiết lộ. Tại Iraq, các máy bay có người lái thả loại bom GBU-54 được dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Các máy bay không người lái thì nhả tên lửa Hellfire và một đầu đạn AGM-176 Griffin 13 pound (gần 6 kg). 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJRdkHdOWV6YzyACB1Go3xSLdNhsyNIPgTIHce560fN-42A-HnEVReET_BPTXvulpceJI3UrG3ji1p8Ii4Qt9pw0KUv0oJpL_oBJvsgoKxio2g5OgR-kdY5sMo5f_TrOjTWcwlMIX8ZWJ-/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh5bCbIUft46GX5DtNsJ9hqmvU3xP-4CKSlA37zk-T88Aggfll29cy1XfyuKfoIqAMjYD76o1_0mFm7TXiGhhMZcLm-Zz01PxvLR0SlNI0J6Uy1YB0OHsYfpsQsk0tRwH0zJEHJ_b_8qgwn/
Thế giới
8:15 AM|
Số bom và tên lửa mà Mỹ thả xuống các cứ điểm của các tổ chức khủng bố ở Syria trong hai ngày qua tương đương số lượng được sử dụng trong tháng đầu tiên Washington không kích ở Iraq.
Thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, nói về chiến dịch không kích Syria hôm 23/9. Ảnh: RT
Thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, nói về chiến dịch không kích Syria hôm 23/9. Ảnh: RT
Bloomberg dẫn số liệu từ Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho hay cuộc tấn công cách đây hai đêm, với sự tham gia của 5 nước Arab, đã sử dụng khoảng 200 quả bom, hầu hết là được dẫn đường chính xác, cùng 47 tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ hai tàu chiến trên Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư.
Các Tomahawk Chiến thuật, phiên bản mới nhất của loại tên lửa hành trình này, có khả năng đổi hướng bay giữa hành trình. Hầu hết trong số này không đánh vào IS mà vào các trại huấn luyện và cơ sở kinh tế của nhóm Khorasan, một nhánh của al-Qaeda mà giới chức cho biết đang lên kế hoạch khủng bố lãnh thổ Mỹ. 
Washington cũng tiến hành ít nhất 3 cuộc không kích khác vào các mục tiêu của IS ở Syria đêm trước và sáng hôm qua.
Đây là lần đầu tiên máy bay tàng hình F-22 Raptor của Lockheed Martin được Mỹ tung ra chiến trường sau 11 năm tuyên bố sẵn sàng đi vào hoạt động. Chiếc phi cơ nhả bom theo hướng dẫn từ các vệ tinh của Hệ thống Định vị Toàn cầu. 
Với thiết kế như một chiến đấu cơ không đối không, trong đó nhiệm vụ tấn công mặt đất chỉ là thứ yếu, F-22 mang theo hai quả bom thông minh GBU-32 JDAM nặng 1.000 pound (gần 500 kg).
[Caption]An F/A-18F Super Hornet attached to the Fighting Black Lions of Strike Fighter Squadron 213 lands aboard the aircraft carrier USS George H.W. Bush in the Persian Gulf after conducting strike missions against ISIL targets, Sept. 23, 2014.
Một chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay USS George H.W. Bush sau khi không kích các mục tiêu của IS hôm 23/9. Ảnh: US Navy
​Vào đêm đầu tiên, Mỹ tấn công vào những căn cứ, nhà kho và cả một trung tâm tài chính của IS. Những cuộc tấn công trong ngày thứ hai của chiến dịch được tiến hành ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq, và nhắm vào các nhà máy lọc dầu, nguồn thu chính của IS.
Số lượng bom và tên lửa sử dụng trong hai ngày qua ở Syria tương đương với 253 quả bom và tên lửa mà Washington đã thả xuống các cứ điểm của tổ chức khủng bố dòng Sunni ở nước láng giềng Iraq từ ngày 8/8 đến 10/9. 
"Chúng tôi đang tấn công vào bề sâu của hệ thống Nhà nước Hồi giáo vì chúng tôi muốn phá vỡ các căn cứ hỗ trợ của chúng", thiếu tướng William Mayville, chỉ huy các chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Mỹ, cho biết.
Giới chức Mỹ đang đánh giá kết quả và tin rằng các chiến dịch này "rất thành công".
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, đại tá Steve Warren, cho hay các cuộc không kích ở Syria trong tương lai sẽ là "tổng hợp của những gì chúng ta nhìn thấy ở Iraq", với các mục tiêu cá nhân cùng các hệ thống phương tiện và nhân lực cũng như những tòa nhà lớn hơn.
"ISR sẽ cho phép chúng tôi phát hiện thêm các mục tiêu cố định khi chúng tôi lựa chọn để tấn công", ông Warren nói, dùng từ viết tắt của các chuyến bay tình báo, giám sát và trinh sát.
[Caption]The guided-missile destroyer USS Arleigh Burke launches aTomahawk cruise missile in the Persian Gulf, Sept. 23, 2014, to conduct strikes against targets in the Islamic State of Iraq and the Levant, or ISIL. 
Tàu khu trục USS Arleigh Burke ở Vịnh Ba Tư phóng một tên lửa hành trình Tomahawk vào các mục tiêu của IS hôm 23/9. Ảnh: US Navy
Những loại vũ khí được quân đội Mỹ thả xuống Syria trong những đợt không kích đầu tiên không được tiết lộ. Tại Iraq, các máy bay có người lái thả loại bom GBU-54 được dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Các máy bay không người lái thì nhả tên lửa Hellfire và một đầu đạn AGM-176 Griffin 13 pound (gần 6 kg). 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJRdkHdOWV6YzyACB1Go3xSLdNhsyNIPgTIHce560fN-42A-HnEVReET_BPTXvulpceJI3UrG3ji1p8Ii4Qt9pw0KUv0oJpL_oBJvsgoKxio2g5OgR-kdY5sMo5f_TrOjTWcwlMIX8ZWJ-/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh5bCbIUft46GX5DtNsJ9hqmvU3xP-4CKSlA37zk-T88Aggfll29cy1XfyuKfoIqAMjYD76o1_0mFm7TXiGhhMZcLm-Zz01PxvLR0SlNI0J6Uy1YB0OHsYfpsQsk0tRwH0zJEHJ_b_8qgwn/
Hiện Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại Hoàng Sa và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt bình thường.
binh-9755-1411639969.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: V.A.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống này.
"Từ trước đến nay, Chính phủ Việt Nam luôn có các biện pháp cần thiết bảo vệ ngư dân", ông Hải Bình nói.
Trên trang web của Cục Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, Bắc Kinh thông báo đợt huấn luyện bắn đạn thật mang ký hiệu HN0081 diễn ra từ ngày 24/9 đến ngày 30/9. Phạm vi diễn ra đợt huấn luyện nằm trong các tọa độ ở phía đông nam đảo Hải Nam. Trong quá trình tổ chức, các tàu thuyền bị cấm vào trong khu vực này. Hồi tháng 7, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật trên các địa điểm tại vịnh Bắc Bộ và biển Hoa Đông. Một biên đội tàu đổ bộ thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hồi tháng 8 tổ chức diễn tập vận tải tại vùng biển gần đảo Hải Nam.
Đề cập tới việc Tổng thống Philippines bày tỏ lo ngại Bắc Kinh có thể đưa giàn khoan dầu tới Trường Sa, người phát ngôn cho rằng, mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan. Các nước cũng cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), Tuyên bố DOC, không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.
"Chúng tôi cho rằng trong tình hình hiện nay các bên đều phải có trách nhiệm trong duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Hải Bình nhấn mạnh.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEii_NR7_7yasBbfhDA5YXT8eFodpjuKrtbbm5vBemDFnPfIeor9h9O35FgJg33awmJT6-liYM5wpNTBG0EtK08VgDs7Bf48puoa9jAXGdqWXz0Gic16xsZ4JmFP7QCErfAcVQ5NXJPO3pev/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhs4KNEaxe6fiKevcFiobOnzsta0X2DI8-U2Z_KDBytV8eSsEdTUy_P7SwKNwjTiYsJBur4OCqenJzjCOWDwVK7iaejOaUGNqwVy7LFVC3nyiU0xWpNjEvu5Yj6QNM50Biexo7OQrW0ZMkc/
Thế giới
8:14 AM|
Hiện Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận tại Hoàng Sa và tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt bình thường.
binh-9755-1411639969.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: V.A.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân hoạt động ở ngư trường truyền thống này.
"Từ trước đến nay, Chính phủ Việt Nam luôn có các biện pháp cần thiết bảo vệ ngư dân", ông Hải Bình nói.
Trên trang web của Cục Quản lý An toàn Hàng hải Trung Quốc, Bắc Kinh thông báo đợt huấn luyện bắn đạn thật mang ký hiệu HN0081 diễn ra từ ngày 24/9 đến ngày 30/9. Phạm vi diễn ra đợt huấn luyện nằm trong các tọa độ ở phía đông nam đảo Hải Nam. Trong quá trình tổ chức, các tàu thuyền bị cấm vào trong khu vực này. Hồi tháng 7, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận bắn đạn thật trên các địa điểm tại vịnh Bắc Bộ và biển Hoa Đông. Một biên đội tàu đổ bộ thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hồi tháng 8 tổ chức diễn tập vận tải tại vùng biển gần đảo Hải Nam.
Đề cập tới việc Tổng thống Philippines bày tỏ lo ngại Bắc Kinh có thể đưa giàn khoan dầu tới Trường Sa, người phát ngôn cho rằng, mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan. Các nước cũng cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), Tuyên bố DOC, không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.
"Chúng tôi cho rằng trong tình hình hiện nay các bên đều phải có trách nhiệm trong duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Hải Bình nhấn mạnh.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEii_NR7_7yasBbfhDA5YXT8eFodpjuKrtbbm5vBemDFnPfIeor9h9O35FgJg33awmJT6-liYM5wpNTBG0EtK08VgDs7Bf48puoa9jAXGdqWXz0Gic16xsZ4JmFP7QCErfAcVQ5NXJPO3pev/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhs4KNEaxe6fiKevcFiobOnzsta0X2DI8-U2Z_KDBytV8eSsEdTUy_P7SwKNwjTiYsJBur4OCqenJzjCOWDwVK7iaejOaUGNqwVy7LFVC3nyiU0xWpNjEvu5Yj6QNM50Biexo7OQrW0ZMkc/
Nhóm phiến quân Hồi giáo ở Algeria vừa công bố đoạn video hành quyết con tin người Pháp Herve Gourde với lý do trả đũa sự ủng hộ của Paris trong chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
g2-7951-1411576658.jpg
Con tin người Pháp Herve Gourdel vừa bị sát hại. Ảnh: AFP.
Quan chức Tình báo SITE cho biết, các phiến quân Jund al-Khilafah tại Algeria vừa công bố đoạn băng video nói rằng con tin người Pháp Herve Gourdel đã bị giết hại, theo Reuters. Đây là nhóm vũ trang đã cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Gourdel, 55 tuổi, một người hướng dẫn leo núi đến từ Nice, bị bắt ở khu vực Kabylie phía đông bắc Algeria hôm 21/9, chỉ sau một ngày đặt chân đến đây.
Trong đoạn video do phiến quân công bố hôm 23/9, ông Gourdel nói: "Tôi đang nằm trong tay Jund al-Khilifa, một nhóm có vũ trang của Algeria. Nhóm này yêu cầu tôi đề nghị ông (Tổng thống Pháp Francois Hollande) không can thiệp vào Iraq. Họ đang giữ tôi làm con tin và tôi đề nghị ngài Tổng thống làm mọi điều để tôi thoát khỏi tình cảnh tồi tệ này và tôi cảm ơn ngài". Nhóm phiến quân này trước đó đặt thời hạn cho chính phủ Pháp 24 giờ đồng hồ để chấm dứt không kích vào Iraq. 
Chính phủ Pháp hiện chưa phản hồi gì về cái chết của ông Gourdel. Hôm 19/9 Pháp thực hiện cuộc không kích ở Iraq và phá hủy một kho hậu cần của IS. Với cuộc tấn công này, Pháp trở thành nước đầu tiên công khai tham gia chiến dịch không kích chống phiến quân của Mỹ.
Vụ hành quyết ông Gourdel diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang khẩn trương tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào IS tại Syria và Iraq.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIlKIBeKiUW5ZNlL3_l7MKWrr0KRgOI8wJ42BtvUY1wTSJHO5DEOaiskr5DLeoMkirq80QXMT2LvfbdBNKKEc07hughESvve7kq7VT3w0rUMGuNixAsFUPpkvphJm4QdjtLJ5SV-5dcRUX/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi9AfjBMi7YJuNkGGfgKipaATc65eph4JLnwHjWVeyE-fT9UFtI6FrFYL_l0e5eySLUTtWtpeYc-MsMQu6M7GSD5BvWJurVFJ0CtTUiMGQtjaQpjedtjO5qC5-Fob8YIJlEG8eiteH1fQ1/
Thế giới
8:25 AM|
Nhóm phiến quân Hồi giáo ở Algeria vừa công bố đoạn video hành quyết con tin người Pháp Herve Gourde với lý do trả đũa sự ủng hộ của Paris trong chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
g2-7951-1411576658.jpg
Con tin người Pháp Herve Gourdel vừa bị sát hại. Ảnh: AFP.
Quan chức Tình báo SITE cho biết, các phiến quân Jund al-Khilafah tại Algeria vừa công bố đoạn băng video nói rằng con tin người Pháp Herve Gourdel đã bị giết hại, theo Reuters. Đây là nhóm vũ trang đã cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông Gourdel, 55 tuổi, một người hướng dẫn leo núi đến từ Nice, bị bắt ở khu vực Kabylie phía đông bắc Algeria hôm 21/9, chỉ sau một ngày đặt chân đến đây.
Trong đoạn video do phiến quân công bố hôm 23/9, ông Gourdel nói: "Tôi đang nằm trong tay Jund al-Khilifa, một nhóm có vũ trang của Algeria. Nhóm này yêu cầu tôi đề nghị ông (Tổng thống Pháp Francois Hollande) không can thiệp vào Iraq. Họ đang giữ tôi làm con tin và tôi đề nghị ngài Tổng thống làm mọi điều để tôi thoát khỏi tình cảnh tồi tệ này và tôi cảm ơn ngài". Nhóm phiến quân này trước đó đặt thời hạn cho chính phủ Pháp 24 giờ đồng hồ để chấm dứt không kích vào Iraq. 
Chính phủ Pháp hiện chưa phản hồi gì về cái chết của ông Gourdel. Hôm 19/9 Pháp thực hiện cuộc không kích ở Iraq và phá hủy một kho hậu cần của IS. Với cuộc tấn công này, Pháp trở thành nước đầu tiên công khai tham gia chiến dịch không kích chống phiến quân của Mỹ.
Vụ hành quyết ông Gourdel diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang khẩn trương tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào IS tại Syria và Iraq.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIlKIBeKiUW5ZNlL3_l7MKWrr0KRgOI8wJ42BtvUY1wTSJHO5DEOaiskr5DLeoMkirq80QXMT2LvfbdBNKKEc07hughESvve7kq7VT3w0rUMGuNixAsFUPpkvphJm4QdjtLJ5SV-5dcRUX/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgi9AfjBMi7YJuNkGGfgKipaATc65eph4JLnwHjWVeyE-fT9UFtI6FrFYL_l0e5eySLUTtWtpeYc-MsMQu6M7GSD5BvWJurVFJ0CtTUiMGQtjaQpjedtjO5qC5-Fob8YIJlEG8eiteH1fQ1/
Lực lượng Mỹ và đồng minh hôm qua không kích các nhà máy lọc dầu ở đông Syria, nơi được coi là nguồn thu chính của Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
m-9811-1411606061.jpg
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria. Ảnh: ABC News
Cuộc không kích mới nhất của Mỹ và các nước đồng minh đánh vào 12 mục tiêu ở Syria, nơi Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ, theo AFP.
"Có 12 mục tiêu mà chúng tôi gọi là các nhà máy lọc dầu tiêu chuẩn. Chúng bị các tên lửa dẫn đường chính xác tấn công. Thực tế có nhiều máy bay của liên quân hơn trong nhiệm vụ đặc biệt này", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nới với CNN.
Các quan chức Mỹ cho biết các nhà máy này mỗi ngày có thể đem lại nguồn thu khoảng hai triệu USD cho các phiến quân. Đây là các nhà máy lọc dầu được thiết kế sẵn trước khi lắp đặt nên hoạt động rất nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với máy bay và các tên lửa của Mỹ, Arab Saudi, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Jordan cùng tham gia chiến dịch không kích ở Syria. Bỉ và Hà Lan cam kết phái 6 máy bay ném bom F-16 tới Iraq. Hà Lan cũng sẽ triển khai 250 lính và 130 huấn luyện viên tới Iraq. Anh sẽ quyết định có tham gia không kích Iraq hay không trong cuộc họp quốc hội ngày mai. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidkOBeYOODo_skFCfyYLM74MXIsIciQmVgcEZBO6PYF-vntrV-6LEqAXIGHy5qVeOTpItQ5BOph57LfLcAUAk4VF3S8rgdyvGNf7vy2jV3PkYn2sDqZOAiNOyAqIljq44tDGEC37vm3I8F/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNBvS8IqV_nU5Ze_ia2ccRY4XPYmiXazsm5XMsd7YDhI_2GwbyqY8tkgPmvpF81VNWSatfobLcmxmOj-tkuOVlIWm_-pOO87wo1oG6Ck335jnMm6XcijgyXqtovtJYl0n6_aVbvvwRW_uS/
Thế giới
8:25 AM|
Lực lượng Mỹ và đồng minh hôm qua không kích các nhà máy lọc dầu ở đông Syria, nơi được coi là nguồn thu chính của Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
m-9811-1411606061.jpg
Hình ảnh của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cho thấy các mục tiêu của IS bị bắn phá ở Syria. Ảnh: ABC News
Cuộc không kích mới nhất của Mỹ và các nước đồng minh đánh vào 12 mục tiêu ở Syria, nơi Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ, theo AFP.
"Có 12 mục tiêu mà chúng tôi gọi là các nhà máy lọc dầu tiêu chuẩn. Chúng bị các tên lửa dẫn đường chính xác tấn công. Thực tế có nhiều máy bay của liên quân hơn trong nhiệm vụ đặc biệt này", phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nới với CNN.
Các quan chức Mỹ cho biết các nhà máy này mỗi ngày có thể đem lại nguồn thu khoảng hai triệu USD cho các phiến quân. Đây là các nhà máy lọc dầu được thiết kế sẵn trước khi lắp đặt nên hoạt động rất nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với máy bay và các tên lửa của Mỹ, Arab Saudi, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Jordan cùng tham gia chiến dịch không kích ở Syria. Bỉ và Hà Lan cam kết phái 6 máy bay ném bom F-16 tới Iraq. Hà Lan cũng sẽ triển khai 250 lính và 130 huấn luyện viên tới Iraq. Anh sẽ quyết định có tham gia không kích Iraq hay không trong cuộc họp quốc hội ngày mai. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEidkOBeYOODo_skFCfyYLM74MXIsIciQmVgcEZBO6PYF-vntrV-6LEqAXIGHy5qVeOTpItQ5BOph57LfLcAUAk4VF3S8rgdyvGNf7vy2jV3PkYn2sDqZOAiNOyAqIljq44tDGEC37vm3I8F/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNBvS8IqV_nU5Ze_ia2ccRY4XPYmiXazsm5XMsd7YDhI_2GwbyqY8tkgPmvpF81VNWSatfobLcmxmOj-tkuOVlIWm_-pOO87wo1oG6Ck335jnMm6XcijgyXqtovtJYl0n6_aVbvvwRW_uS/
Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua đề nghị lãnh đạo các nước thuộc Liên Hợp Quốc ủng hộ chiến dịch quân sự mở rộng của Washington nhằm đè bẹp Nhà nước Hồi giáo cùng mạng lưới chết chóc của nó.
o2-6453-1411602955.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: NewYorkTimes
"Không tranh luận, không thương lượng với loại tội ác này", AP dẫn lời ông Obama nói trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ). Ông cũng tuyên bố vũ lực là ngôn ngữ duy nhất mà các phiến quân Hồi giáo hiểu được, những kẻ tham gia mạng lưới của chúng cần nhanh chóng rời khỏi chiến trường khi còn có thể.
Ông Obama hôm qua cũng chủ trì phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ, nơi các thành viên thông qua nghị quyết yêu cầu tất cả các nước ngăn chặn khả năng phiến quân nước ngoài được tuyển quân và chuẩn bị tham gia các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS). Việc này cũng cần nhanh chóng đưa vào thực tế, theo ông Obama.
Theo tổng thống Mỹ, các nước Trung Đông cần nhìn xa hơn hành động quân sự và thúc đẩy việc loại bỏ ý thức hệ sản sinh ra các tổ chức như IS và ngăn chặn nguồn tài chính hỗ trợ chúng.
Trước đó, khi khai mạc phiên họp, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết sau Thế chiến II, chưa bao giờ có nhiều người tị nạn, sơ tán và tìm kiếm nơi ở mới như bây giờ.
Hôm qua, Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở của IS ở cả Syria và Iraq, phá tan nhiều vị trí chiến lược của phiến quân. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSZIMNJtRLI2gVUdWg2L7U4Yvz2xpH9RHbUT1yvq8Y_sqjnMpMWul798I_OHbV8szGmfpW0dqAo6CfvginiqXYIUriUeBckMQ_4KwHqacP6eJdfYcE64FHOQ5dCL9dXVjQeDxyKjsijU9x/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjF1KkdtFZdBSd3EQJ8ALNPyEvqlNiYQ3W9e23pr0r4heAkWkhSoUDTmwtw80HiBHGbY64xjhS4vI1PE9-nfHljVL_VL3NKUAcjjxdwxS0XYQ6fvFeNhNTV71r-Ik7irWWYj-zxV-y7w34z/
Tin hot
8:24 AM|
Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua đề nghị lãnh đạo các nước thuộc Liên Hợp Quốc ủng hộ chiến dịch quân sự mở rộng của Washington nhằm đè bẹp Nhà nước Hồi giáo cùng mạng lưới chết chóc của nó.
o2-6453-1411602955.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: NewYorkTimes
"Không tranh luận, không thương lượng với loại tội ác này", AP dẫn lời ông Obama nói trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ). Ông cũng tuyên bố vũ lực là ngôn ngữ duy nhất mà các phiến quân Hồi giáo hiểu được, những kẻ tham gia mạng lưới của chúng cần nhanh chóng rời khỏi chiến trường khi còn có thể.
Ông Obama hôm qua cũng chủ trì phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an LHQ, nơi các thành viên thông qua nghị quyết yêu cầu tất cả các nước ngăn chặn khả năng phiến quân nước ngoài được tuyển quân và chuẩn bị tham gia các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS). Việc này cũng cần nhanh chóng đưa vào thực tế, theo ông Obama.
Theo tổng thống Mỹ, các nước Trung Đông cần nhìn xa hơn hành động quân sự và thúc đẩy việc loại bỏ ý thức hệ sản sinh ra các tổ chức như IS và ngăn chặn nguồn tài chính hỗ trợ chúng.
Trước đó, khi khai mạc phiên họp, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết sau Thế chiến II, chưa bao giờ có nhiều người tị nạn, sơ tán và tìm kiếm nơi ở mới như bây giờ.
Hôm qua, Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở của IS ở cả Syria và Iraq, phá tan nhiều vị trí chiến lược của phiến quân. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSZIMNJtRLI2gVUdWg2L7U4Yvz2xpH9RHbUT1yvq8Y_sqjnMpMWul798I_OHbV8szGmfpW0dqAo6CfvginiqXYIUriUeBckMQ_4KwHqacP6eJdfYcE64FHOQ5dCL9dXVjQeDxyKjsijU9x/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjF1KkdtFZdBSd3EQJ8ALNPyEvqlNiYQ3W9e23pr0r4heAkWkhSoUDTmwtw80HiBHGbY64xjhS4vI1PE9-nfHljVL_VL3NKUAcjjxdwxS0XYQ6fvFeNhNTV71r-Ik7irWWYj-zxV-y7w34z/
Mỹ và đồng minh đã thực hiện các cuộc tấn công dồn dập vào các cơ sở của phiến quân Hồi giáo (IS) ở gần biên giới Syria với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
mb-7346-1411568544.jpg
Mỹ triển khai nhiều vũ khí tối tân để tiêu diệt IS. Ảnh minh họa: NORAD.
Lực lượng không quân do Mỹ dẫn đầu ngày 24/9 thực hiện ít nhất 13 cuộc không kích nữa vào các mục tiêu của IS ở biên giới với Iraq, Reuters dẫn tin từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (TCTDNQS) cho biết.
Albu Kamal cũng nối thủ phủ của IS là Raqqa với tiền tuyến chiến lược ở đông Iraq và khu vực IS chiếm giữ ở thung lũng Euphrates dẫn tới phía tây và nam ngoại ô Baghdad. Ngăn chặn IS vượt qua biên giới đến Thung lũng Euphrates có thể là mục tiêu chiến lược ban đầu của liên quân Mỹ và đồng minh, hướng tới đánh bại IS ở hai bên dọc đường biên.Khu vực quanh Albu Kamal cũng là điểm trọng tâm bắn phá của Mỹ trong ngày hôm qua, ước tính có khoảng 22 cuộc không kích ở khu vực này. Một phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho biết, các cuộc không kích từ hôm 23/9 "mới chỉ là bắt đầu".
Sau các cuộc không kích của Mỹ, Mặt trận Nusra, liên quan mật thiết đến nhóm khủng bố Khorasan phải di dời căn cứ ở khu vực Idlib ở tây bắc Syria. Một nhóm khác là Ahrar al-Sham cũng yêu cầu quân lính sơ tán.
Phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng mở các cuộc không kích mới nhắm vào IS, theo BBC. Các nhà hoạt động xã hội cho biết các cuộc không kích diễn ra ở thị trấn Kobane, nơi IS vừa chiếm giữ trong vài ngày qua và giao tranh dữ dội với phiến quân người Kurd. Các nhân chứng cho biết họ thấy hai máy bay quân sự tiến vào Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng các quan chức Thổ phủ nhận liên quan.
Trong khi đó, Mỹ và các nước đồng minh chưa xác nhận các cuộc tấn công ở Kobane. Một quan chức cấp cao của quân đội người Kurd cho biết IS đang tăng cường lực lượng sau các cuộc không kích, đưa thêm chiến binh và xe tăng tới ngoại ô Kobane. Quân đội Mỹ cho biết, ngày 24/9 họ thực hiện không kích cả ở Syria và Iraq, phá hủy nhiều phương tiện và kho vũ khí của IS. Mỹ thực hiện gần 200 cuộc không kích ở Iraq kể từ tháng 8 đến nay.
Quốc hội Anh cùng ngày thảo luận về khả năng có tham gia các cuộc không kích cùng Mỹ hay không. Chính phủ Hà Lan cũng cân nhắc hành động quân sự và sẽ họp đặc biệt để thảo luận việc triển khai chiến đấu cơ F-16. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, cuộc chiến chống lại IS có thể kéo dài đến vài năm.
ab-5735-1411568544.jpg
Mỹ và đồng minh hôm nay chặn đường của IS ở Abu Kama, một điểm được coi là chiến lược của nhà nước Hồi giáo tự xưng ở biên giới Syria và Iraq. Ảnh: Aljazeera.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEid-KZ3Wjka4S86RLkKlBRoig7oof5XOZfJRjjECBVNWWLPDZ6QSzZcO73GCjVhBGpHg_pv_8kMkofju0bS0zRLeAdYlMWbmJLtNZWeTg2f6k0aZShGDw8W7QTcx3ICwzYl8RHNgSqr0jDt/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEit1JonCHhShAly9nAtypZ8PSp2EnubnrRSQnzpKH9_BkLre7Am_YbjDvUGFk5urshrNiHPOsxCDj_A3-85rOtekbYIc1CLQUOYw410SZV97IcRGRpnq8KQandVtawNEF1ZHr29tj56-Gav/
Thế giới
8:24 AM|
Mỹ và đồng minh đã thực hiện các cuộc tấn công dồn dập vào các cơ sở của phiến quân Hồi giáo (IS) ở gần biên giới Syria với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
mb-7346-1411568544.jpg
Mỹ triển khai nhiều vũ khí tối tân để tiêu diệt IS. Ảnh minh họa: NORAD.
Lực lượng không quân do Mỹ dẫn đầu ngày 24/9 thực hiện ít nhất 13 cuộc không kích nữa vào các mục tiêu của IS ở biên giới với Iraq, Reuters dẫn tin từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria (TCTDNQS) cho biết.
Albu Kamal cũng nối thủ phủ của IS là Raqqa với tiền tuyến chiến lược ở đông Iraq và khu vực IS chiếm giữ ở thung lũng Euphrates dẫn tới phía tây và nam ngoại ô Baghdad. Ngăn chặn IS vượt qua biên giới đến Thung lũng Euphrates có thể là mục tiêu chiến lược ban đầu của liên quân Mỹ và đồng minh, hướng tới đánh bại IS ở hai bên dọc đường biên.Khu vực quanh Albu Kamal cũng là điểm trọng tâm bắn phá của Mỹ trong ngày hôm qua, ước tính có khoảng 22 cuộc không kích ở khu vực này. Một phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho biết, các cuộc không kích từ hôm 23/9 "mới chỉ là bắt đầu".
Sau các cuộc không kích của Mỹ, Mặt trận Nusra, liên quan mật thiết đến nhóm khủng bố Khorasan phải di dời căn cứ ở khu vực Idlib ở tây bắc Syria. Một nhóm khác là Ahrar al-Sham cũng yêu cầu quân lính sơ tán.
Phía biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng mở các cuộc không kích mới nhắm vào IS, theo BBC. Các nhà hoạt động xã hội cho biết các cuộc không kích diễn ra ở thị trấn Kobane, nơi IS vừa chiếm giữ trong vài ngày qua và giao tranh dữ dội với phiến quân người Kurd. Các nhân chứng cho biết họ thấy hai máy bay quân sự tiến vào Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng các quan chức Thổ phủ nhận liên quan.
Trong khi đó, Mỹ và các nước đồng minh chưa xác nhận các cuộc tấn công ở Kobane. Một quan chức cấp cao của quân đội người Kurd cho biết IS đang tăng cường lực lượng sau các cuộc không kích, đưa thêm chiến binh và xe tăng tới ngoại ô Kobane. Quân đội Mỹ cho biết, ngày 24/9 họ thực hiện không kích cả ở Syria và Iraq, phá hủy nhiều phương tiện và kho vũ khí của IS. Mỹ thực hiện gần 200 cuộc không kích ở Iraq kể từ tháng 8 đến nay.
Quốc hội Anh cùng ngày thảo luận về khả năng có tham gia các cuộc không kích cùng Mỹ hay không. Chính phủ Hà Lan cũng cân nhắc hành động quân sự và sẽ họp đặc biệt để thảo luận việc triển khai chiến đấu cơ F-16. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, cuộc chiến chống lại IS có thể kéo dài đến vài năm.
ab-5735-1411568544.jpg
Mỹ và đồng minh hôm nay chặn đường của IS ở Abu Kama, một điểm được coi là chiến lược của nhà nước Hồi giáo tự xưng ở biên giới Syria và Iraq. Ảnh: Aljazeera.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEid-KZ3Wjka4S86RLkKlBRoig7oof5XOZfJRjjECBVNWWLPDZ6QSzZcO73GCjVhBGpHg_pv_8kMkofju0bS0zRLeAdYlMWbmJLtNZWeTg2f6k0aZShGDw8W7QTcx3ICwzYl8RHNgSqr0jDt/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEit1JonCHhShAly9nAtypZ8PSp2EnubnrRSQnzpKH9_BkLre7Am_YbjDvUGFk5urshrNiHPOsxCDj_A3-85rOtekbYIc1CLQUOYw410SZV97IcRGRpnq8KQandVtawNEF1ZHr29tj56-Gav/
Nhóm phiến quân có liên quan đến al Qaeda ở miền nam Philippines hôm nay đe dọa giết hại hai con tin người người Đức nếu Berlin không dừng việc ủng hộ Mỹ truy quét các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
a-9282-1411563659.jpg
Hai con tin người Đức đang bị nhóm Abu Sayyaf bắt giữ. Ảnh: Ibtimes
Trong một thông điệp đăng tải trên Twitter, nhóm khủng bố Abu Sayyaf ở Philippines cho biết chúng sẽ sát hại hai con tin người Đức nếu đề nghị của chúng về tiền chuộc và Berlin ngừng hỗ trợ Mỹ, không được thực hiện trong vòng 15 ngày, Reuters dẫn tin từ tổ chức Tình báo SITE, chuyên theo dõi các hoạt động của khủng bố trên mạng, cho hay.
Hai người Đức này là ông Stefan Okonek, khoảng 70 tuổi và Henrike Dielen, khoảng 50 tuổi. Họ bị phiến quân bắt giữ trên một con thuyền ở khu vực giữa đảo Borneo của Malaysia và phía nam Philippines hồi tháng 4 vừa qua, theo các quan chức Philippines.
Nhóm phiến quân đòi tiền chuộc là 5,6 triệu USD cho hai người, tuy nhiên lực lượng an ninh Philippines đang xác minh thông tin này.
Một người thuộc tình báo quân đội của Philippines cho hay, ông biết sự đe dọa của nhóm Abu Sayyaf với hai con tin nhưng nghi ngờ việc chúng sẽ hành quyết nạn nhân, có thể chúng sẽ thương lượng với mức tiền chuộc thấp hơn. "Chúng tôi coi những lời đe dọa là nghiêm trọng. Nhưng dựa trên kinh nghiệm đối phó với nhóm này, chúng là những tội phạm đơn giản chỉ quan tâm đến lấy tiền chuộc. Cuối cùng chúng sẽ thỏa hiệp với số tiền nhỏ hơn", người này nói.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức cho biết trong cuộc họp thường kỳ rằng việc đe dọa là cách thức không phù hợp để ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Đức, và nhóm xử lý khủng hoảng của Bộ đang xúc tiến giải quyết vụ việc.
Đức đã loại trừ khả năng tham gia các cuộc không kích cùng Mỹ, nhưng phá vỡ quy định cấm sau Thế chiến II là gửi vũ khí đến các khu vực có xung đột cho phiến quân người Kurd truy đuổi chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở bắc Iraq.
Nhóm Abu Sayyaf nổi lên từ đầu những năm 2000 bằng hoạt động bắt cóc các con tin nước ngoài. Chúng có liên hệ với al Qaeda dù các nguồn tin an ninh Philippines cho hay chúng tập trung vào bắt cóc lấy tiền chuộc và các hoạt động tội phạm khác. Nhóm Abu Sayyaf từng bị cáo buộc chặt đầu con tin và đánh bom. Nhóm này cũng đang giữ một con tin người Hà Lan, một người Thụy Sĩ và một số người Philippines.
Hồi năm 2001, những kẻ khủng bố ở phía nam Basilan đã chặt đầu một người Mỹ bị bắt ở khu nghỉ dưỡng Palawan. Hai người Mỹ khác bị giam cầm hơn một năm, một người bị giết trong chiến dịch giải cứu. Khoảng 200 lính thuộc lực lượng đặc nhiệm của Mỹ được triển khai đến nam Philipines từ năm 2002 để giúp hỗ trợ lính Philippines chống lại những kẻ cực đoan này.
Hôm 23/9, một nhóm ủng hộ Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Algeria cũng dọa giết con tin người Pháp khi Paris ủng hộ Mỹ tiêu diệt các phiến quân cực đoan ở Iraq. Hôm qua, Mỹ bắt đầu không kích vào các địa điểm của phiến quân Hồi giáo ở Syria, tiêu diệt nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của IS.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhbt1S899KJ6pFOO3UGPj3BGmMRATaAjgzRWB_GoSvYaM3ZEOl_iAQ3yWTy263F9ucGc4nxP9qF1ubhLU7N6h48cg4PB8rPFlCCbJFRvrsYk99wGAYSSe_yHlCUY8Z-Ubmzj1G1uWZC0EX/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifC7pmORK1L4yRT4RSQcrq9xr3Zng-z4wmdIIj_lVDRmUi1fEwKyLekm5G-kya1GF3jwQi2z_KFPRjzEis-YhOpudSAUziMozBqurZ6EoBtKVL8lgFD2r6_HGT4TQZwIqKWWjmsPwpb2yH/
Thế giới
8:24 AM|
Nhóm phiến quân có liên quan đến al Qaeda ở miền nam Philippines hôm nay đe dọa giết hại hai con tin người người Đức nếu Berlin không dừng việc ủng hộ Mỹ truy quét các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
a-9282-1411563659.jpg
Hai con tin người Đức đang bị nhóm Abu Sayyaf bắt giữ. Ảnh: Ibtimes
Trong một thông điệp đăng tải trên Twitter, nhóm khủng bố Abu Sayyaf ở Philippines cho biết chúng sẽ sát hại hai con tin người Đức nếu đề nghị của chúng về tiền chuộc và Berlin ngừng hỗ trợ Mỹ, không được thực hiện trong vòng 15 ngày, Reuters dẫn tin từ tổ chức Tình báo SITE, chuyên theo dõi các hoạt động của khủng bố trên mạng, cho hay.
Hai người Đức này là ông Stefan Okonek, khoảng 70 tuổi và Henrike Dielen, khoảng 50 tuổi. Họ bị phiến quân bắt giữ trên một con thuyền ở khu vực giữa đảo Borneo của Malaysia và phía nam Philippines hồi tháng 4 vừa qua, theo các quan chức Philippines.
Nhóm phiến quân đòi tiền chuộc là 5,6 triệu USD cho hai người, tuy nhiên lực lượng an ninh Philippines đang xác minh thông tin này.
Một người thuộc tình báo quân đội của Philippines cho hay, ông biết sự đe dọa của nhóm Abu Sayyaf với hai con tin nhưng nghi ngờ việc chúng sẽ hành quyết nạn nhân, có thể chúng sẽ thương lượng với mức tiền chuộc thấp hơn. "Chúng tôi coi những lời đe dọa là nghiêm trọng. Nhưng dựa trên kinh nghiệm đối phó với nhóm này, chúng là những tội phạm đơn giản chỉ quan tâm đến lấy tiền chuộc. Cuối cùng chúng sẽ thỏa hiệp với số tiền nhỏ hơn", người này nói.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức cho biết trong cuộc họp thường kỳ rằng việc đe dọa là cách thức không phù hợp để ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Đức, và nhóm xử lý khủng hoảng của Bộ đang xúc tiến giải quyết vụ việc.
Đức đã loại trừ khả năng tham gia các cuộc không kích cùng Mỹ, nhưng phá vỡ quy định cấm sau Thế chiến II là gửi vũ khí đến các khu vực có xung đột cho phiến quân người Kurd truy đuổi chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở bắc Iraq.
Nhóm Abu Sayyaf nổi lên từ đầu những năm 2000 bằng hoạt động bắt cóc các con tin nước ngoài. Chúng có liên hệ với al Qaeda dù các nguồn tin an ninh Philippines cho hay chúng tập trung vào bắt cóc lấy tiền chuộc và các hoạt động tội phạm khác. Nhóm Abu Sayyaf từng bị cáo buộc chặt đầu con tin và đánh bom. Nhóm này cũng đang giữ một con tin người Hà Lan, một người Thụy Sĩ và một số người Philippines.
Hồi năm 2001, những kẻ khủng bố ở phía nam Basilan đã chặt đầu một người Mỹ bị bắt ở khu nghỉ dưỡng Palawan. Hai người Mỹ khác bị giam cầm hơn một năm, một người bị giết trong chiến dịch giải cứu. Khoảng 200 lính thuộc lực lượng đặc nhiệm của Mỹ được triển khai đến nam Philipines từ năm 2002 để giúp hỗ trợ lính Philippines chống lại những kẻ cực đoan này.
Hôm 23/9, một nhóm ủng hộ Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Algeria cũng dọa giết con tin người Pháp khi Paris ủng hộ Mỹ tiêu diệt các phiến quân cực đoan ở Iraq. Hôm qua, Mỹ bắt đầu không kích vào các địa điểm của phiến quân Hồi giáo ở Syria, tiêu diệt nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng của IS.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjhbt1S899KJ6pFOO3UGPj3BGmMRATaAjgzRWB_GoSvYaM3ZEOl_iAQ3yWTy263F9ucGc4nxP9qF1ubhLU7N6h48cg4PB8rPFlCCbJFRvrsYk99wGAYSSe_yHlCUY8Z-Ubmzj1G1uWZC0EX/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifC7pmORK1L4yRT4RSQcrq9xr3Zng-z4wmdIIj_lVDRmUi1fEwKyLekm5G-kya1GF3jwQi2z_KFPRjzEis-YhOpudSAUziMozBqurZ6EoBtKVL8lgFD2r6_HGT4TQZwIqKWWjmsPwpb2yH/
"Không lời nào đủ để mô tả vụ đánh bom. Đó là một cảnh tượng tôi thậm chí còn không muốn kẻ thù lớn nhất của tôi phải hứng chịu", một người dân Raqqah, thành trì của phiến quân Nhà nước Hồi giáo, mô tả chiến dịch đánh bom sáng sớm qua. 
533707980_1411533502.jpg
Người dân kiểm tra một tòa nhà bị phá hủy sau trận không kích của Mỹ và đồng minh tại Syria. Ảnh: AFP
Đợt không kích xảy khi thành phố đang chìm trong yên lặng trước bình minh. Vụ nổ lớn làm bừng sáng bầu trời thành phố Raqqa của Syria, và làm những ngôi nhà của người dân chấn động. 
"Thành phố đang chìm trong giấc ngủ", Abu Ibrahim alf-Raqqawi, một cư dân tại Raqqa, đông bắc Syria, hiện được biết đến là thành trì của IS kể lại. "Sau đó, có tiếng nổ chói tai và những quả cầu lửa khổng lồ ở khắp mọi nơi". 
Sáng sớm hôm qua, Mỹ và các đồng minh từ 5 quốc gia Arab tấn công tòa nhà, các trạm kiểm soát và cơ sở đào tạo của IS ở miền bắc và miền đông Syria, đánh thẳng vào thành trì của IS.
"Cuộc tấn công đầu tiên bên trong Raqqa xảy ra vào khoảng 5h", Telegraph dẫn lời một người lấy bí danh là Raqqawi, cho biết. "Lúc đó tôi đang ngủ, rồi tôi chạy lên mái nhà để theo dõi tình hình".
Từ điểm nhìn của mình, Raqqawi đếm được18 lần dội bom trong vòng gần 1 giờ đồng hồ. Ông chứng kiến chúng san phẳng các tòa nhà trong thành phố, những chùm khói và các mảnh đổ vỡ bay đầy trong không khí. 
Trong nhiều tháng Raqqa đã là mục tiêu của các chiến đấu cơ MiG từ chính phủ Syria, tuy nhiên các vụ dội bom không được tiến hành chuẩn xác.
Theo Raqqawi, đợt không kích mới đây của Mỹ nhằm vào đúng mục tiêu hơn, ông chưa từng chứng kiến vụ tấn công nào có quy mô và tiếng nổ lớn như vậy. 
Mỹ trước hết triển khai máy bay không người lái đến trinh sát vị trí của các chiến binh Hồi giáo, sau đó chiến đấu cơ của hải quân và thủy quân lục chiến nước này bắt đầu oanh tạc. Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ xác nhận cuộc tấn công còn có sự tham gia của tên lửa hành trình Tomahawk, phóng từ các tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đỏ và phía bắc Vịnh Ba Tư.
"Lửa cháy khắp mọi nơi. Tôi ngay lập tức gọi điện cho gia đình xem liệu họ có an toàn không. Thật đáng sợ", ông Raqqawi nói. 
"Lúc đầu, tôi nghĩ đó là một cuộc không kích của chính phủ Syria. Nhưng lần này rất khác biệt. Nó kéo dài trong 30 phút và những tiếng nổ lớn hơn bình thường. Tôi nhìn thấy khói bốc ra từ trụ sở của IS và từ các khu vườn al-Rasheed", Mohammed Sheiko, một người dân địa phương, nói.
"Tôi gọi điện cho một vài người bạn, họ không nghe kể có dân thường nào thiệt mạng, nhưng họ nghe nói khoảng 30-35 chiến binh IS đã bị giết. Tôi không sợ các cuộc không kích. Tôi hy vọng họ sẽ không tấn công vào dân thường và mang lại điều tốt đẹp cho chúng tôi", ông nói tiếp.
Mỹ và đồng minh sau đó đánh bom tháp truyền thông, khiến đường dây điện thoại bị cắt. Thành phố cũng lâm vào cảnh mất điện. 
Hàng xóm của ông Raqqawi mạo hiểm ra ngoài, đi bộ qua các con phố tối tăm để đến gần các tòa nhà bị thiêu hủy. 
Tòa thị chính thành phố, nơi IS biến thành trụ sở chúng, là một trong những mục tiêu đầu tiên bị không kích. IS sử dụng tòa nhà hai tầng.nằm trong một khu vực dân cư đông đúc ở trung tâm thành phố, làm văn phòng và biến tầng hầm thành nhà tù. Ít ai rõ số phận các tù nhân sau vụ tấn công ra sao.
IS trước đó đã đề phòng Raqqa sẽ bị tấn công sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hai tuần trước tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự của Mỹ tại cả Syria và Iraq. 
Những người dân địa phương cho biết những ngày gần đây các chiến binh Hồi giáo đã lẩn trốn, bỏ trống các căn cứ và trại huấn luyện. Do đó, khó có thể ước tính số lượng phần tử cực đoan đã bị tiêu diệt. 
"Tôi đã có thể thấy sự thành công của vụ tấn công này. Chiến binh IS bắt đầu rời khỏi thành phố, gia đình của họ đã sơ tán từ lâu", The Guardian dẫn lời Hiba, một sinh viên 20 tuổi, cho biết.
"Không có từ nào để mô tả vụ đánh bom. Đó là một cảnh tượng tôi thậm chí còn không muốn kẻ thù lớn nhất của tôi phải hứng chịu. Lúc đó, tôi đang đứng trên ban công cùng em gái. Chúng tôi nghe thấy tiếng máy bay, tôi đùa với với cô ấy rằng 'chải tóc và cười đi, em đang được quay phim đấy'.
"Khi vụ tấn công bắt đầu, chúng tôi chạy đến phòng khách, mọi người la hét và chạy theo các hướng khác nhau. Không ai biết phải làm gì. Hàng xóm của chúng tôi đến bệnh viện để hỏi xem họ có cần cho máu không, nhưng bệnh viện cho biết họ chưa nhận được ca nào bị thương. Hầu hết những người sống gần trụ sở chính của IS đã rời bỏ nhà cửa. Chúng tôi sẽ không rời đi. Chẳng có ích gì cả, chúng tôi tin vào số mệnh", cô nói thêm.
Reem, một sinh viên đại học 20 tuổi, đang trú ẩn ở nhà với bốn em gái và bố mẹ. "Mẹ tôi không muốn chúng tôi rời đi. Bà nói rằng gia đình sẽ ở lại như những người dân trong thành phố. Chúng tôi không còn nơi nào để đi. Các em tôi luôn khóc khi nghe thấy tiếng bom nổ. Họ vẫn đang hoảng loạn. Có rất ít nơi trú ẩn trong thành phố và tất cả những gì chúng tôi làm là trú ở tầng trệt và tập trung trong một căn phòng".
"Tôi không nghe kể có dân thường nào thiệt mạng. IS đang giữ im lặng, họ chưa đưa ra phát biểu nào. Ngày hôm nay khá im ắng, nhưng chợ đã mở trở lại, tôi thấy mọi người đi lại trên đường phố", cô cho biết
"Tôi tin rằng các cuộc không kích sẽ mang lại điều tốt đẹp. Ngay cả khi chúng chỉ có thể làm IS tổn thất một chút, tôi ủng hộ họ (Mỹ và đồng minh). Chúng tôi vô cùng chán ghét IS, các cuộc không kích còn tốt hơn nhiều so với các cuộc tấn công của ông Assad vào Raqqa. Ông Assad không tấn công IS, ông ta tấn công chúng tôi. Chúng tôi muốn thoát khỏi ách thống trị của IS, và nếu một số người trong chúng tôi có chẳng may thiệt mạng, thì đó cũng là cái giá chúng tôi phải trả để đổi lấy tự do", Reem nói
Tuy nhiên, Yasir, một người địa phương 25 tuổi vẫn còn có những nghi ngờ về cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh."Tôi nghe nói 30 chiến binh bị giết. Những người ở Raqqa có quan điểm trái chiều về cuộc không kích. Nhiều người trong chúng tôi rất thất vọng khi nghe nói Idlib đã bị tấn công và một số trụ sở của các nhóm Jabhat al-Nusra và Ahrar al-Sham cũng dính bom. Chúng tôi cảm thấy rằng các cuộc không kích không chống lại IS, mà nhắm vào nhóm khác. Ban đầu, tôi rất vui mừng. Nhưng bây giờ, tôi sợ các cuộc tấn công và động cơ đằng sau chúng".
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, nhóm sử dụng mạng lưới các nhà hoạt động địa phương ở Syria để theo dõi cuộc xung đột, 70 chiến binh IS đã thiệt mạng ở phía đông và phía bắc của đất nước. Trên các mạng xã hội, một số người cho biết nhiều trẻ em và dân thường ở tỉnh lân cận đã thiệt mạng.
Một cư dân ở Raqqa, Abu Mohammed kể lại rằng các chiến binh bị thương tránh đến điều trị ở các bệnh viện trung ương, thay vào đó, họ tự "thiết lập trạm xá tại nhà riêng". Người dân cũng cho biết một bệnh viện dành riêng cho IS đã bị phá hủy vào chiều hôm qua. 
Tuy nhiên, một số chiến binh vẫn tiếp tục xuất hiện trên đường phố, dường như để bảo đảm sự cai trị của họ. 
"Họ không sử dụng xe nữa", ông Raqqawi nói. "Họ đứng trên góc phố, ngăn không cho người dân đến gần các tòa nhà bị phá hủy". 
Họ ngụy trang bằng cách đắp bùn lên những chiếc xe, để máy bay khó phát hiện. 
Mặc dù người dân nhận định rằng cần phải có bộ binh mới có thể đánh bật IS, họ thừa nhận uy lực của cuộc không kích đã làm lực lượng của nhóm này suy yếu.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJGilOFf9HwCB-4Hf9G4uUujyDWONc6IR-pZ4bDd2smtz3eOib72rK1ShEiSIKGXNuqkKX2Iyic2MkYB81yB-sok3Fb6cSP41lhixvKR-nd9yx8y6nLp52V8oKUN6z8FJKfHMdrwADr1QM/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTVT10uQqhuvp2PsGr6DaYeIs8GWt85GQl8-aIEQLKILm0vtDj0gt8zDOYwCMcFMUWdX3ldB8AJqnLeNvD6lACHVuttGIwOujIgnY3ZeosF3ZerJyQkaHjiA5GUqncMBVA3QxT2WDAePqH/
Thế giới
8:23 AM|
"Không lời nào đủ để mô tả vụ đánh bom. Đó là một cảnh tượng tôi thậm chí còn không muốn kẻ thù lớn nhất của tôi phải hứng chịu", một người dân Raqqah, thành trì của phiến quân Nhà nước Hồi giáo, mô tả chiến dịch đánh bom sáng sớm qua. 
533707980_1411533502.jpg
Người dân kiểm tra một tòa nhà bị phá hủy sau trận không kích của Mỹ và đồng minh tại Syria. Ảnh: AFP
Đợt không kích xảy khi thành phố đang chìm trong yên lặng trước bình minh. Vụ nổ lớn làm bừng sáng bầu trời thành phố Raqqa của Syria, và làm những ngôi nhà của người dân chấn động. 
"Thành phố đang chìm trong giấc ngủ", Abu Ibrahim alf-Raqqawi, một cư dân tại Raqqa, đông bắc Syria, hiện được biết đến là thành trì của IS kể lại. "Sau đó, có tiếng nổ chói tai và những quả cầu lửa khổng lồ ở khắp mọi nơi". 
Sáng sớm hôm qua, Mỹ và các đồng minh từ 5 quốc gia Arab tấn công tòa nhà, các trạm kiểm soát và cơ sở đào tạo của IS ở miền bắc và miền đông Syria, đánh thẳng vào thành trì của IS.
"Cuộc tấn công đầu tiên bên trong Raqqa xảy ra vào khoảng 5h", Telegraph dẫn lời một người lấy bí danh là Raqqawi, cho biết. "Lúc đó tôi đang ngủ, rồi tôi chạy lên mái nhà để theo dõi tình hình".
Từ điểm nhìn của mình, Raqqawi đếm được18 lần dội bom trong vòng gần 1 giờ đồng hồ. Ông chứng kiến chúng san phẳng các tòa nhà trong thành phố, những chùm khói và các mảnh đổ vỡ bay đầy trong không khí. 
Trong nhiều tháng Raqqa đã là mục tiêu của các chiến đấu cơ MiG từ chính phủ Syria, tuy nhiên các vụ dội bom không được tiến hành chuẩn xác.
Theo Raqqawi, đợt không kích mới đây của Mỹ nhằm vào đúng mục tiêu hơn, ông chưa từng chứng kiến vụ tấn công nào có quy mô và tiếng nổ lớn như vậy. 
Mỹ trước hết triển khai máy bay không người lái đến trinh sát vị trí của các chiến binh Hồi giáo, sau đó chiến đấu cơ của hải quân và thủy quân lục chiến nước này bắt đầu oanh tạc. Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ xác nhận cuộc tấn công còn có sự tham gia của tên lửa hành trình Tomahawk, phóng từ các tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đỏ và phía bắc Vịnh Ba Tư.
"Lửa cháy khắp mọi nơi. Tôi ngay lập tức gọi điện cho gia đình xem liệu họ có an toàn không. Thật đáng sợ", ông Raqqawi nói. 
"Lúc đầu, tôi nghĩ đó là một cuộc không kích của chính phủ Syria. Nhưng lần này rất khác biệt. Nó kéo dài trong 30 phút và những tiếng nổ lớn hơn bình thường. Tôi nhìn thấy khói bốc ra từ trụ sở của IS và từ các khu vườn al-Rasheed", Mohammed Sheiko, một người dân địa phương, nói.
"Tôi gọi điện cho một vài người bạn, họ không nghe kể có dân thường nào thiệt mạng, nhưng họ nghe nói khoảng 30-35 chiến binh IS đã bị giết. Tôi không sợ các cuộc không kích. Tôi hy vọng họ sẽ không tấn công vào dân thường và mang lại điều tốt đẹp cho chúng tôi", ông nói tiếp.
Mỹ và đồng minh sau đó đánh bom tháp truyền thông, khiến đường dây điện thoại bị cắt. Thành phố cũng lâm vào cảnh mất điện. 
Hàng xóm của ông Raqqawi mạo hiểm ra ngoài, đi bộ qua các con phố tối tăm để đến gần các tòa nhà bị thiêu hủy. 
Tòa thị chính thành phố, nơi IS biến thành trụ sở chúng, là một trong những mục tiêu đầu tiên bị không kích. IS sử dụng tòa nhà hai tầng.nằm trong một khu vực dân cư đông đúc ở trung tâm thành phố, làm văn phòng và biến tầng hầm thành nhà tù. Ít ai rõ số phận các tù nhân sau vụ tấn công ra sao.
IS trước đó đã đề phòng Raqqa sẽ bị tấn công sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama hai tuần trước tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự của Mỹ tại cả Syria và Iraq. 
Những người dân địa phương cho biết những ngày gần đây các chiến binh Hồi giáo đã lẩn trốn, bỏ trống các căn cứ và trại huấn luyện. Do đó, khó có thể ước tính số lượng phần tử cực đoan đã bị tiêu diệt. 
"Tôi đã có thể thấy sự thành công của vụ tấn công này. Chiến binh IS bắt đầu rời khỏi thành phố, gia đình của họ đã sơ tán từ lâu", The Guardian dẫn lời Hiba, một sinh viên 20 tuổi, cho biết.
"Không có từ nào để mô tả vụ đánh bom. Đó là một cảnh tượng tôi thậm chí còn không muốn kẻ thù lớn nhất của tôi phải hứng chịu. Lúc đó, tôi đang đứng trên ban công cùng em gái. Chúng tôi nghe thấy tiếng máy bay, tôi đùa với với cô ấy rằng 'chải tóc và cười đi, em đang được quay phim đấy'.
"Khi vụ tấn công bắt đầu, chúng tôi chạy đến phòng khách, mọi người la hét và chạy theo các hướng khác nhau. Không ai biết phải làm gì. Hàng xóm của chúng tôi đến bệnh viện để hỏi xem họ có cần cho máu không, nhưng bệnh viện cho biết họ chưa nhận được ca nào bị thương. Hầu hết những người sống gần trụ sở chính của IS đã rời bỏ nhà cửa. Chúng tôi sẽ không rời đi. Chẳng có ích gì cả, chúng tôi tin vào số mệnh", cô nói thêm.
Reem, một sinh viên đại học 20 tuổi, đang trú ẩn ở nhà với bốn em gái và bố mẹ. "Mẹ tôi không muốn chúng tôi rời đi. Bà nói rằng gia đình sẽ ở lại như những người dân trong thành phố. Chúng tôi không còn nơi nào để đi. Các em tôi luôn khóc khi nghe thấy tiếng bom nổ. Họ vẫn đang hoảng loạn. Có rất ít nơi trú ẩn trong thành phố và tất cả những gì chúng tôi làm là trú ở tầng trệt và tập trung trong một căn phòng".
"Tôi không nghe kể có dân thường nào thiệt mạng. IS đang giữ im lặng, họ chưa đưa ra phát biểu nào. Ngày hôm nay khá im ắng, nhưng chợ đã mở trở lại, tôi thấy mọi người đi lại trên đường phố", cô cho biết
"Tôi tin rằng các cuộc không kích sẽ mang lại điều tốt đẹp. Ngay cả khi chúng chỉ có thể làm IS tổn thất một chút, tôi ủng hộ họ (Mỹ và đồng minh). Chúng tôi vô cùng chán ghét IS, các cuộc không kích còn tốt hơn nhiều so với các cuộc tấn công của ông Assad vào Raqqa. Ông Assad không tấn công IS, ông ta tấn công chúng tôi. Chúng tôi muốn thoát khỏi ách thống trị của IS, và nếu một số người trong chúng tôi có chẳng may thiệt mạng, thì đó cũng là cái giá chúng tôi phải trả để đổi lấy tự do", Reem nói
Tuy nhiên, Yasir, một người địa phương 25 tuổi vẫn còn có những nghi ngờ về cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh."Tôi nghe nói 30 chiến binh bị giết. Những người ở Raqqa có quan điểm trái chiều về cuộc không kích. Nhiều người trong chúng tôi rất thất vọng khi nghe nói Idlib đã bị tấn công và một số trụ sở của các nhóm Jabhat al-Nusra và Ahrar al-Sham cũng dính bom. Chúng tôi cảm thấy rằng các cuộc không kích không chống lại IS, mà nhắm vào nhóm khác. Ban đầu, tôi rất vui mừng. Nhưng bây giờ, tôi sợ các cuộc tấn công và động cơ đằng sau chúng".
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, nhóm sử dụng mạng lưới các nhà hoạt động địa phương ở Syria để theo dõi cuộc xung đột, 70 chiến binh IS đã thiệt mạng ở phía đông và phía bắc của đất nước. Trên các mạng xã hội, một số người cho biết nhiều trẻ em và dân thường ở tỉnh lân cận đã thiệt mạng.
Một cư dân ở Raqqa, Abu Mohammed kể lại rằng các chiến binh bị thương tránh đến điều trị ở các bệnh viện trung ương, thay vào đó, họ tự "thiết lập trạm xá tại nhà riêng". Người dân cũng cho biết một bệnh viện dành riêng cho IS đã bị phá hủy vào chiều hôm qua. 
Tuy nhiên, một số chiến binh vẫn tiếp tục xuất hiện trên đường phố, dường như để bảo đảm sự cai trị của họ. 
"Họ không sử dụng xe nữa", ông Raqqawi nói. "Họ đứng trên góc phố, ngăn không cho người dân đến gần các tòa nhà bị phá hủy". 
Họ ngụy trang bằng cách đắp bùn lên những chiếc xe, để máy bay khó phát hiện. 
Mặc dù người dân nhận định rằng cần phải có bộ binh mới có thể đánh bật IS, họ thừa nhận uy lực của cuộc không kích đã làm lực lượng của nhóm này suy yếu.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJGilOFf9HwCB-4Hf9G4uUujyDWONc6IR-pZ4bDd2smtz3eOib72rK1ShEiSIKGXNuqkKX2Iyic2MkYB81yB-sok3Fb6cSP41lhixvKR-nd9yx8y6nLp52V8oKUN6z8FJKfHMdrwADr1QM/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhTVT10uQqhuvp2PsGr6DaYeIs8GWt85GQl8-aIEQLKILm0vtDj0gt8zDOYwCMcFMUWdX3ldB8AJqnLeNvD6lACHVuttGIwOujIgnY3ZeosF3ZerJyQkaHjiA5GUqncMBVA3QxT2WDAePqH/
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây dựng ở các đá, không chỉ là mối quan tâm của Manila, mà các nước cùng có tranh chấp cũng cần phản đối.
a-5585-1411549779.jpg
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Ảnh: AP
Theo AP, trao đổi với các phóng viên bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Aquino đưa ra các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang khai hoang ở Gạc Ma trong hai năm qua.
Cuối tuần qua, các chuyên gia của IHS Jane’s, cơ quan chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, cho hay Bắc Kinh hiện xây dựng được một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2 trên đá Gạc Ma. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng nhiều công trình ở đá Châu Viên và đá Ken Nan. Chuyên gia của IHS Jane's nhận định, Trung Quốc có thể dùng các căn cứ ở các đá này để làm bàn đạp tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.
Còn tại khu vực Bãi Cỏ Rong, Bắc Kinh cũng điều hai tàu thủy văn đến để thăm dò hồi tháng 6. Đây là một dải ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên các bên khác như Bắc Kinh và Manila cũng đòi hỏi chủ quyền. Gạc Ma là bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Tổng thống Philippines nêu khả năng Trung Quốc có thể triển khai một giàn khoan dầu tại Bãi Cỏ Rong, tương tự như giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh hạ đặt trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 5. Một khả năng nữa là Trung Quốc dùng tàu để thăm dò địa hình cho tàu ngầm của nước này.
"Đó là mối quan ngại của Philippines, nhưng nó không chỉ là mối quan tâm của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông cũng cần phải phản đối (các hành động của Trung Quốc)", ông Aquino nhấn mạnh.
Ông Aquino kêu gọi tất cả các nước có lợi ích ở Biển Đông, tuyến hàng hải nhộn nhịp cho giao thương, nên bày tỏ quan ngại về cách cư xử hăm dọa của Bắc Kinh. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Philippines sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình ở khu vực Biển Đông. Phái đoàn của Trung Quốc tại LHQ không hồi đáp trước yêu cầu đưa ra bình luận về tuyên bố của Philippines.
Trên tờ Deutsche Welle của Đức, chuyên gia Gregory Poling, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên cùng ngăn cản Trung Quốc thay đổi hiện trạng Biển Đông.
"Một điều mà Manila và Hà Nội nên làm là cùng phá vỡ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc che đậy hiện trạng ở các thực thể trên Biển Đông bằng cách khảo sát chính xác chúng", ông Poling nói.
Ông Poling cho rằng việc Trung Quốc chọn xây dựng trên 5 đá ở Trường Sa không phải là ngẫu nhiên, mà các vị trí này đều nằm trong chuỗi thực thể mà Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế.
"Có vẻ như Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi hiện trạng trên thực địa để khiến tòa án thấy khó khăn và thậm chí là không thể đưa ra phán quyết về hiện trạng ban đầu của các thực thể này", ông nói.
anh-JPG-9615-1411354345-8289-1411549779.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh:IHS.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgF2vyLS_fCHJKQSEjY_Wx-lD3L-q_HwZfqaYWop6xzChyphenhyphenl6CLXS48akaTyXSyIrzB__60VTCk3QHQZqZY6Ye5eerVSFT4CJ5e8t3qtAvUmM0lS9BW6UHE4fPICgvpfvMXs8oOWOxiOeGgc/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEuV7vkmBVJctLuH4rB-n_8cekkYBgZo48MhfXMAa_upSevjnqciJw76qU9rv3Jyjc3846Rf5yBz04lymds4fH21xcAtAJ83llMYlRoxpP5PUO81lJxAMeijfx7bQDvpVQ8CDnDboaqstR/
Thế giới
8:23 AM|
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm cả việc xây dựng ở các đá, không chỉ là mối quan tâm của Manila, mà các nước cùng có tranh chấp cũng cần phản đối.
a-5585-1411549779.jpg
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Ảnh: AP
Theo AP, trao đổi với các phóng viên bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Aquino đưa ra các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang khai hoang ở Gạc Ma trong hai năm qua.
Cuối tuần qua, các chuyên gia của IHS Jane’s, cơ quan chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, cho hay Bắc Kinh hiện xây dựng được một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2 trên đá Gạc Ma. Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng nhiều công trình ở đá Châu Viên và đá Ken Nan. Chuyên gia của IHS Jane's nhận định, Trung Quốc có thể dùng các căn cứ ở các đá này để làm bàn đạp tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.
Còn tại khu vực Bãi Cỏ Rong, Bắc Kinh cũng điều hai tàu thủy văn đến để thăm dò hồi tháng 6. Đây là một dải ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên các bên khác như Bắc Kinh và Manila cũng đòi hỏi chủ quyền. Gạc Ma là bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Tổng thống Philippines nêu khả năng Trung Quốc có thể triển khai một giàn khoan dầu tại Bãi Cỏ Rong, tương tự như giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh hạ đặt trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam hồi đầu tháng 5. Một khả năng nữa là Trung Quốc dùng tàu để thăm dò địa hình cho tàu ngầm của nước này.
"Đó là mối quan ngại của Philippines, nhưng nó không chỉ là mối quan tâm của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông cũng cần phải phản đối (các hành động của Trung Quốc)", ông Aquino nhấn mạnh.
Ông Aquino kêu gọi tất cả các nước có lợi ích ở Biển Đông, tuyến hàng hải nhộn nhịp cho giao thương, nên bày tỏ quan ngại về cách cư xử hăm dọa của Bắc Kinh. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh Philippines sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình ở khu vực Biển Đông. Phái đoàn của Trung Quốc tại LHQ không hồi đáp trước yêu cầu đưa ra bình luận về tuyên bố của Philippines.
Trên tờ Deutsche Welle của Đức, chuyên gia Gregory Poling, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS) tại Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên cùng ngăn cản Trung Quốc thay đổi hiện trạng Biển Đông.
"Một điều mà Manila và Hà Nội nên làm là cùng phá vỡ nỗ lực của Bắc Kinh trong việc che đậy hiện trạng ở các thực thể trên Biển Đông bằng cách khảo sát chính xác chúng", ông Poling nói.
Ông Poling cho rằng việc Trung Quốc chọn xây dựng trên 5 đá ở Trường Sa không phải là ngẫu nhiên, mà các vị trí này đều nằm trong chuỗi thực thể mà Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế.
"Có vẻ như Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi hiện trạng trên thực địa để khiến tòa án thấy khó khăn và thậm chí là không thể đưa ra phán quyết về hiện trạng ban đầu của các thực thể này", ông nói.
anh-JPG-9615-1411354345-8289-1411549779.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh:IHS.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgF2vyLS_fCHJKQSEjY_Wx-lD3L-q_HwZfqaYWop6xzChyphenhyphenl6CLXS48akaTyXSyIrzB__60VTCk3QHQZqZY6Ye5eerVSFT4CJ5e8t3qtAvUmM0lS9BW6UHE4fPICgvpfvMXs8oOWOxiOeGgc/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEuV7vkmBVJctLuH4rB-n_8cekkYBgZo48MhfXMAa_upSevjnqciJw76qU9rv3Jyjc3846Rf5yBz04lymds4fH21xcAtAJ83llMYlRoxpP5PUO81lJxAMeijfx7bQDvpVQ8CDnDboaqstR/
Tổng thống Barack Obama là người đã chấm dứt hai cuộc chiến tranh lớn của Mỹ ở Trung Đông, nhưng cũng là một trong những lãnh đạo tiến hành nhiều hoạt động quân sự nhất dưới nhiều hình thức khác nhau tại 7 nước Hồi giáo. 
my3-6302-1411542081.jpg
Bản đồ 7 nước bị chính quyền Obama không kích. Đồ họa: CNN
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
Ngày 4/6 năm đó, tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, khi vừa mới nhậm chức không lâu, Obama có một bài phát biểu rất được trông đợi, trong đó ông nói về một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo.
"Tôi đến đây để tìm kiếm một sự khởi đầu mới giữa Mỹ và các nước Hồi giáo trên thế giới, một sự khởi đầu dự trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên sự thật rằng nước Mỹ và Hồi giáo không phải là riêng biệt và không cần phải đối đầu", ông nói.
Trong khi cựu tổng thống George W. Bush bị cộng đồng Hồi giáo chỉ trích mạnh mẽ vì cuộc chiến ở Iraq và những nhà tù tại Guantanamo và Abu Ghraib, họ cũng hy vọng rằng tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ sẽ đi theo một con đường khác với người tiền nhiệm.
Tuy nhiên, sau gần hai nhiệm kỳ, ông Obama đang trở thành một trong những tổng thống Mỹ tích cực về mặt quân sự nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ông đã cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở nhiều hình thức khác nhau tại 7 nước Hồi giáo là Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia, Yemen và bây giờ là Syria.
Afghanistan
Obama chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ khi ông lên nắm quyền năm 2009, và giống như người tiền nhiệm, ông đã ra lệnh các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu phiến quân ở nước này. Chiến dịch trên không, với sự tham gia của cả máy bay không người lái và có người lái, là mối bất hòa lớn giữa Mỹ và chính quyền địa phương khi số dân thường thiệt mạng liên tục tăng cao.
Hồi tháng 5, Obama tuyên bố kế hoạch rút hầu hết lực lượng Mỹ ở Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại khoảng 10.000 binh sĩ để duy trì an ninh và huấn luyện cho phía Afghanistan. Với sự xác nhận của tân tổng thống Afghanistan, giới chức Mỹ dự kiến Hiệp định An ninh Song phương đã được chờ đợi từ lâu sẽ sớm được ký kết, cho phép lực lượng Mỹ còn lại tiếp tục duy trì.
Pakistan
Giống như ở Afghanistan, các phiến quân bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt, gây ra những phẫn nộ tương tự khi dân thường bị chết oan trong những cuộc tấn công vào các đồn bốt khả nghi của Taliban. Obama nhận thức được mối quan ngại đó trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại học Quốc phòng năm 2013. Ông nói rằng các cuộc không kích của Mỹ khiến dân thường thiệt mạng có thể kích động chủ nghĩa cực đoan.
Libya
Xe tăng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bốc cháy sau một cuộc không kích vào tháng 3/2011. Ảnh: Global Post
Xe tăng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bốc cháy vì bị không kích vào tháng 3/2011. Ảnh: Global Post
Tháng 3/2011, Obama tuyên bố Mỹ sẽ tham gia một liên minh không kích vào Libya. Động thái này diễn ra sau một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép sử dụng lực lượng để bảo vệ dân thường Libya và dù thay đổi chế độ không phải là mục tiêu được nêu ra của Obama ở đầu chiến dịch, các cuộc không kích cuối cùng đã kết thúc với cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Moammar Gadhafi.
Kể từ đó tình hình an ninh ở Libya trở nên xấu đi. Năm 2012, 4 người Mỹ đã bị giết trong một cuộc tấn công vào khu phức hợp của Mỹ ở Benghazi, và tháng 7 năm nay, sứ quán Mỹ ở Tripoli cũng phải sơ tán vì bạo lực.
Yemen
Đối mặt với mối đe dọa từ al-Qaeda ở bán đảo Arab, chính quyền Obama đã đẩy mạnh đáng kể việc sử dụng các máy bay không người lái có vũ trang. Gần 100 cuộc tấn công đã diễn ra từ năm 2009, tiêu diệt hàng trăm phiến quân, nhưng cũng có nhiều dân thường chết oan.
Al-Qaeda ở bán đảo Arab có trụ sở tại Yemen là đầu não của nhiều mối đe dọa với Mỹ, trong đó có âm mưu đánh bom giấu trong quần lót bất thành trên một chuyến bay đến Mỹ năm 2009. 
Somalia
Tại Somalia, các phi cơ không người lái của Mỹ nhắm vào các phiến quân dính líu đến al Shabaab, mạng lưới khủng bố gây ra vụ tấn công năm ngoái vào một trung tâm thương mại ở Kenya. Đầu tháng này, lính biệt kích Mỹ, với sự yểm trợ của máy bay không người lái, đã tiêu diệt được thủ lĩnh của nhóm này là Ahmed Godane.
Iraq
Viện dẫn cuộc khủng hoảng nhân đạo và những mối đe dọa tiềm ẩn với các lợi ích của Mỹ, ông Obama đã ra lệnh không kích Iraq vào tháng 8 vừa qua và trở thành tổng thống thứ 4 liên tiếp tiến hành hoạt động này ở quốc gia Trung Đông. Chính phủ Iraq, trước thế áp đảo của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở nhiều vùng lãnh thổ, rất hoan nghênh hành động của Mỹ.
Chiến dịch này được mở rộng vào tháng 9, khi ông Obama tuyên bố sẽ bắt đầu tập trung vào các mục tiêu liên quan đến IS. Thay vì tìm kiếm sự chấp thuận từ các nghị sĩ, Obama cho biết ông sẽ dựa trên sự ủy quyền của quốc hội từ năm 2001 cho phép tổng thống truy kích al-Qaeda để hành động.
Syria
Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea (CG 58) phóng một tên lửa hành trình Tomahawk ở vịnh Arab vào hôm qua, khi Mỹ tiến hành không kích IS ở Syria. Ảnh: Reuters
Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea (CG 58) phóng một tên lửa hành trình Tomahawk ở vịnh Arab vào hôm qua, khi Mỹ tiến hành không kích IS ở Syria. Ảnh: Reuters
Mặt trận mới nhất của Obama đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua. Tổng thống Mỹ từng ngấp nghé khả năng không kích Syria vào năm 2013, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, sau khi quốc hội tỏ ý ngần ngại, Obama đã lùi bước, chấp nhận một thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria. 
Một năm sau, trước mối đe dọa từ IS và nhóm Khorasan tách ra từ al-Qaeda, Obama cuối cùng đã cho phép không kích vào các mục tiêu khủng bố cùng một liên minh gồm các nước Arab.
Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, sự tham gia của NATO, nghị quyết của Liên đoàn Arab về ủng hộ hành động quân sự, một sự ủy quyền cụ thể của quốc hội về tiến hành chiến tranh ở nước khác và cả sự chấp thuận từ nước chủ nhà. 
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria cho biết có ít nhất 70 phiến quân của IS thiệt mạng và hơn 300 lính bị thương sau các cuộc không kích. Rami Abdurrahman, người đứng đầu tổ chức này nói 22 cuộc không kích của Mỹ nhắm vào Raqqah, được coi là thành trì của IS, và có 30 cuộc tấn công vào Deir el-Zour, cũng là nơi IS chiếm giữ. Mỹ cũng nhắm vào làng Kfar Derian, nơi trú ngụ của nhóm khủng bố mới Khorasan, tiêu diệt khoảng 10 tên.
Tuy nhiên, giới chức cho hay chiến dịch tấn công các nhóm khủng bố này sẽ không thể kết thúc trong ngày một ngày hai. Họ dự đoán đây sẽ là một nỗ lực lâu dài mà chắc chắn vị tổng tư lệnh quân đội kế tiếp của Mỹ sau Obama sẽ còn phải đảm trách.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwTnkVtwqODEaDw1ZPC1hTeaaZnwhTS0PniX3qFZ0MM3bLdXx0wucdZ3-SggFj-yQNdzdQEz11oqE_hooVQrYfrEzb4ErfK8jL_posZk7GNHfaId345_gNOZDsEt-4HZK00xNu6WzWacwm/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgEUFZD86jVki6tYPhvDrs2EgyqPS_1kOZdZ3JuV38DpOyVGreKR2irBzQ6RZxlYv1MG3iC7W9J7VMe2cNqMfrj0SSsyK_ZOyi6Ilp6sAQ8UsVIiuJke9AD08V2SDaKiEKsMrG61GmJXVC7/
Tin hot
8:23 AM|
Tổng thống Barack Obama là người đã chấm dứt hai cuộc chiến tranh lớn của Mỹ ở Trung Đông, nhưng cũng là một trong những lãnh đạo tiến hành nhiều hoạt động quân sự nhất dưới nhiều hình thức khác nhau tại 7 nước Hồi giáo. 
my3-6302-1411542081.jpg
Bản đồ 7 nước bị chính quyền Obama không kích. Đồ họa: CNN
Tổng thống Obama luôn nhận thức rõ vào những thời điểm nào sức mạnh quân sự là cần thiết. Thậm chí khi nhận giải Nobel Hòa bình ở Thụy Điển năm 2009, ông cũng nói rằng có những trường hợp chiến tranh là "hợp lý về mặt đạo đức".
Ngày 4/6 năm đó, tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, khi vừa mới nhậm chức không lâu, Obama có một bài phát biểu rất được trông đợi, trong đó ông nói về một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo.
"Tôi đến đây để tìm kiếm một sự khởi đầu mới giữa Mỹ và các nước Hồi giáo trên thế giới, một sự khởi đầu dự trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau, dựa trên sự thật rằng nước Mỹ và Hồi giáo không phải là riêng biệt và không cần phải đối đầu", ông nói.
Trong khi cựu tổng thống George W. Bush bị cộng đồng Hồi giáo chỉ trích mạnh mẽ vì cuộc chiến ở Iraq và những nhà tù tại Guantanamo và Abu Ghraib, họ cũng hy vọng rằng tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ sẽ đi theo một con đường khác với người tiền nhiệm.
Tuy nhiên, sau gần hai nhiệm kỳ, ông Obama đang trở thành một trong những tổng thống Mỹ tích cực về mặt quân sự nhất trong nhiều thập kỷ qua. Ông đã cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở nhiều hình thức khác nhau tại 7 nước Hồi giáo là Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia, Yemen và bây giờ là Syria.
Afghanistan
Obama chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ khi ông lên nắm quyền năm 2009, và giống như người tiền nhiệm, ông đã ra lệnh các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu phiến quân ở nước này. Chiến dịch trên không, với sự tham gia của cả máy bay không người lái và có người lái, là mối bất hòa lớn giữa Mỹ và chính quyền địa phương khi số dân thường thiệt mạng liên tục tăng cao.
Hồi tháng 5, Obama tuyên bố kế hoạch rút hầu hết lực lượng Mỹ ở Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại khoảng 10.000 binh sĩ để duy trì an ninh và huấn luyện cho phía Afghanistan. Với sự xác nhận của tân tổng thống Afghanistan, giới chức Mỹ dự kiến Hiệp định An ninh Song phương đã được chờ đợi từ lâu sẽ sớm được ký kết, cho phép lực lượng Mỹ còn lại tiếp tục duy trì.
Pakistan
Giống như ở Afghanistan, các phiến quân bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt, gây ra những phẫn nộ tương tự khi dân thường bị chết oan trong những cuộc tấn công vào các đồn bốt khả nghi của Taliban. Obama nhận thức được mối quan ngại đó trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại học Quốc phòng năm 2013. Ông nói rằng các cuộc không kích của Mỹ khiến dân thường thiệt mạng có thể kích động chủ nghĩa cực đoan.
Libya
Xe tăng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bốc cháy sau một cuộc không kích vào tháng 3/2011. Ảnh: Global Post
Xe tăng của lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi bốc cháy vì bị không kích vào tháng 3/2011. Ảnh: Global Post
Tháng 3/2011, Obama tuyên bố Mỹ sẽ tham gia một liên minh không kích vào Libya. Động thái này diễn ra sau một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép sử dụng lực lượng để bảo vệ dân thường Libya và dù thay đổi chế độ không phải là mục tiêu được nêu ra của Obama ở đầu chiến dịch, các cuộc không kích cuối cùng đã kết thúc với cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Moammar Gadhafi.
Kể từ đó tình hình an ninh ở Libya trở nên xấu đi. Năm 2012, 4 người Mỹ đã bị giết trong một cuộc tấn công vào khu phức hợp của Mỹ ở Benghazi, và tháng 7 năm nay, sứ quán Mỹ ở Tripoli cũng phải sơ tán vì bạo lực.
Yemen
Đối mặt với mối đe dọa từ al-Qaeda ở bán đảo Arab, chính quyền Obama đã đẩy mạnh đáng kể việc sử dụng các máy bay không người lái có vũ trang. Gần 100 cuộc tấn công đã diễn ra từ năm 2009, tiêu diệt hàng trăm phiến quân, nhưng cũng có nhiều dân thường chết oan.
Al-Qaeda ở bán đảo Arab có trụ sở tại Yemen là đầu não của nhiều mối đe dọa với Mỹ, trong đó có âm mưu đánh bom giấu trong quần lót bất thành trên một chuyến bay đến Mỹ năm 2009. 
Somalia
Tại Somalia, các phi cơ không người lái của Mỹ nhắm vào các phiến quân dính líu đến al Shabaab, mạng lưới khủng bố gây ra vụ tấn công năm ngoái vào một trung tâm thương mại ở Kenya. Đầu tháng này, lính biệt kích Mỹ, với sự yểm trợ của máy bay không người lái, đã tiêu diệt được thủ lĩnh của nhóm này là Ahmed Godane.
Iraq
Viện dẫn cuộc khủng hoảng nhân đạo và những mối đe dọa tiềm ẩn với các lợi ích của Mỹ, ông Obama đã ra lệnh không kích Iraq vào tháng 8 vừa qua và trở thành tổng thống thứ 4 liên tiếp tiến hành hoạt động này ở quốc gia Trung Đông. Chính phủ Iraq, trước thế áp đảo của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở nhiều vùng lãnh thổ, rất hoan nghênh hành động của Mỹ.
Chiến dịch này được mở rộng vào tháng 9, khi ông Obama tuyên bố sẽ bắt đầu tập trung vào các mục tiêu liên quan đến IS. Thay vì tìm kiếm sự chấp thuận từ các nghị sĩ, Obama cho biết ông sẽ dựa trên sự ủy quyền của quốc hội từ năm 2001 cho phép tổng thống truy kích al-Qaeda để hành động.
Syria
Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea (CG 58) phóng một tên lửa hành trình Tomahawk ở vịnh Arab vào hôm qua, khi Mỹ tiến hành không kích IS ở Syria. Ảnh: Reuters
Tàu tuần dương có tên lửa dẫn đường USS Philippine Sea (CG 58) phóng một tên lửa hành trình Tomahawk ở vịnh Arab vào hôm qua, khi Mỹ tiến hành không kích IS ở Syria. Ảnh: Reuters
Mặt trận mới nhất của Obama đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua. Tổng thống Mỹ từng ngấp nghé khả năng không kích Syria vào năm 2013, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, sau khi quốc hội tỏ ý ngần ngại, Obama đã lùi bước, chấp nhận một thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria. 
Một năm sau, trước mối đe dọa từ IS và nhóm Khorasan tách ra từ al-Qaeda, Obama cuối cùng đã cho phép không kích vào các mục tiêu khủng bố cùng một liên minh gồm các nước Arab.
Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, sự tham gia của NATO, nghị quyết của Liên đoàn Arab về ủng hộ hành động quân sự, một sự ủy quyền cụ thể của quốc hội về tiến hành chiến tranh ở nước khác và cả sự chấp thuận từ nước chủ nhà. 
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria cho biết có ít nhất 70 phiến quân của IS thiệt mạng và hơn 300 lính bị thương sau các cuộc không kích. Rami Abdurrahman, người đứng đầu tổ chức này nói 22 cuộc không kích của Mỹ nhắm vào Raqqah, được coi là thành trì của IS, và có 30 cuộc tấn công vào Deir el-Zour, cũng là nơi IS chiếm giữ. Mỹ cũng nhắm vào làng Kfar Derian, nơi trú ngụ của nhóm khủng bố mới Khorasan, tiêu diệt khoảng 10 tên.
Tuy nhiên, giới chức cho hay chiến dịch tấn công các nhóm khủng bố này sẽ không thể kết thúc trong ngày một ngày hai. Họ dự đoán đây sẽ là một nỗ lực lâu dài mà chắc chắn vị tổng tư lệnh quân đội kế tiếp của Mỹ sau Obama sẽ còn phải đảm trách.
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwTnkVtwqODEaDw1ZPC1hTeaaZnwhTS0PniX3qFZ0MM3bLdXx0wucdZ3-SggFj-yQNdzdQEz11oqE_hooVQrYfrEzb4ErfK8jL_posZk7GNHfaId345_gNOZDsEt-4HZK00xNu6WzWacwm/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgEUFZD86jVki6tYPhvDrs2EgyqPS_1kOZdZ3JuV38DpOyVGreKR2irBzQ6RZxlYv1MG3iC7W9J7VMe2cNqMfrj0SSsyK_ZOyi6Ilp6sAQ8UsVIiuJke9AD08V2SDaKiEKsMrG61GmJXVC7/
Trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nhà kho và xe của phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Syria tan tành trong vụ không kích của Mỹ. 
Cơ sở của Nhà nước Hồi giáo (IS) hứng bom 
toa-nha-2837-1411532438.jpg
Trung tâm chỉ huy và kiểm soát của IS trước và sau khi bị chiến đấu cơ F-22 ném bom. Đây là lần đầu tiên F-22 tham chiến. Ảnh: Reuters
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ hôm qua cho biết các cuộc không kích của nước này tàn phá hoặc phá hủy nhiều mục tiêu IS ở địa hạt Raqqa, Dayr az Zawr, Al Hasakah, và Abu Kamal. Các mục tiêu gồm chiến binh IS, cơ sở huấn luyện, các trụ sở và trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nhà kho, trung tâm tài chính, xe hậu cần và xe vũ trang.
Trong video Bộ Quốc phòng Mỹ mới công bố, một cơ sở của IS ở tây bắc Raqqa bị tàn phá một phần trong cuộc không kích. 
Bom Mỹ dội xuống nhà kho của IS gần Abu Kamal, khiến lửa và khói bốc lên cao. Mỹ và các nước đồng minh Arab hôm qua lần đầu tiên đánh bom Syria, làm hàng chục chiến binh của IS và một nhóm khủng bố khác liên quan đến Al-Qaeda thiệt mạng. Động thái mở ra một mặt trận mới chống phiến quân khi Mỹ tham gia vào cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Syria. 
Xe của IS trên mặt đất gần Abu Kamal hứng đợt bom trái phá liên tiếp của Mỹ. Một loạt chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, máy bay điều khiển từ xa, tên lửa Tomahawk tham gia tổng cộng 14 cuộc không kích vào các mục tiêu IS. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEinqe-GrkPq7bWQgN5PhXhScFXCEjS2gFWtkOPgrjZqXO_2u4LxwQC9ya296CRxYdHdO0iG6loAWZZeM-F7bwwtL2120Hp7-IIJFIqMJs5HWo4hBtO9Al0B2VPbuqERezO5ljPKb4o2b8g0/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEix2fUmA17kBUOzSTU6YFtA1XWFIZA1_rOwwhbasMFyPiWCrxSiq-wO9U2KG57MHV1iA-AcwdeTyp4vfXx8Bcgs8RTkZ-055bJ3biOgBMsbVb6wODGbTQJmFXgXKcDScLyoZsNyQmvSoM6f/
Thế giới
8:22 AM|
Trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nhà kho và xe của phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Syria tan tành trong vụ không kích của Mỹ. 
Cơ sở của Nhà nước Hồi giáo (IS) hứng bom 
toa-nha-2837-1411532438.jpg
Trung tâm chỉ huy và kiểm soát của IS trước và sau khi bị chiến đấu cơ F-22 ném bom. Đây là lần đầu tiên F-22 tham chiến. Ảnh: Reuters
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ hôm qua cho biết các cuộc không kích của nước này tàn phá hoặc phá hủy nhiều mục tiêu IS ở địa hạt Raqqa, Dayr az Zawr, Al Hasakah, và Abu Kamal. Các mục tiêu gồm chiến binh IS, cơ sở huấn luyện, các trụ sở và trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nhà kho, trung tâm tài chính, xe hậu cần và xe vũ trang.
Trong video Bộ Quốc phòng Mỹ mới công bố, một cơ sở của IS ở tây bắc Raqqa bị tàn phá một phần trong cuộc không kích. 
Bom Mỹ dội xuống nhà kho của IS gần Abu Kamal, khiến lửa và khói bốc lên cao. Mỹ và các nước đồng minh Arab hôm qua lần đầu tiên đánh bom Syria, làm hàng chục chiến binh của IS và một nhóm khủng bố khác liên quan đến Al-Qaeda thiệt mạng. Động thái mở ra một mặt trận mới chống phiến quân khi Mỹ tham gia vào cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Syria. 
Xe của IS trên mặt đất gần Abu Kamal hứng đợt bom trái phá liên tiếp của Mỹ. Một loạt chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, máy bay điều khiển từ xa, tên lửa Tomahawk tham gia tổng cộng 14 cuộc không kích vào các mục tiêu IS. 
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEinqe-GrkPq7bWQgN5PhXhScFXCEjS2gFWtkOPgrjZqXO_2u4LxwQC9ya296CRxYdHdO0iG6loAWZZeM-F7bwwtL2120Hp7-IIJFIqMJs5HWo4hBtO9Al0B2VPbuqERezO5ljPKb4o2b8g0/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEix2fUmA17kBUOzSTU6YFtA1XWFIZA1_rOwwhbasMFyPiWCrxSiq-wO9U2KG57MHV1iA-AcwdeTyp4vfXx8Bcgs8RTkZ-055bJ3biOgBMsbVb6wODGbTQJmFXgXKcDScLyoZsNyQmvSoM6f/
Chủ tịch Trung Quốc mới đây lệnh cho các tướng lĩnh quân sự tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến cho binh lính để họ có thể "thắng trong cuộc chiến tranh khu vực". 
tap-can-binh-save-2496-1411552340.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với các tướng lĩnh quân sự hôm 22/9. Ảnh: Xinhua
"Các lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân cần tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến và mài sắc năng lực để thắng lợi trong cuộc chiến tranh khu vực, trong thời đại công nghệ thông tin", Xinhua dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 22/9 nói trong cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội. 
Truyền thông Ấn Độ sau đó cho rằng ông Tập đưa ra tuyên bố trong bối cảnh cuộc đối đầu ở biên giới Trung - Ấn đang leo thang, khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải bác bỏ. 
"Bạn nói truyền thông Ấn Độ đang hỏi câu hỏi này nhưng tôi tin rằng đây có thể là lời đoán mò", PTI dẫn lời phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh nói khi được hỏi về bối cảnh lời bình luận của ông Tập. 
Hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt trên vùng Himalaya, khiến tư lệnh quân đội Ấn Độ phải hủy chuyến công du nước ngoài để theo dõi tình hình. 
Reuters dẫn lời giới chức quân sự ở New Delhi và Kashmir hôm qua cho biết các binh sĩ Trung Quốc từ cách đây một tuần đã hạ trại vào sâu ba km trong khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Các binh sĩ Ấn Độ cũng hạ trại ở gần đó và được lệnh không rút quân. Cuộc đối đầu làm dấy lên câu hỏi liệu quân đội Trung Quốc đang tuân theo chỉ thị từ Bắc Kinh hay hành động tự phát. 
Biên giới không chính thức phân tách Trung và Ấn là Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Dù đường này chưa từng được coi là chính thức, hai nước ký hiệp định cùng duy trì hòa bình ở các khu vực giáp ranh. 
Khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc Ladakh. Đồ họa: Aljazeera
 Ladakh, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồ họa: Aljazeera
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIZGugO2Py-rJX3NZ3Ah6_fmZtKYrMGVg7U-apNvDhvWMSNYc3q8zQjh6Tigcmkeod2p40CSeAymuBbmHdiiMxmY4MngSemhDnOAnbsRAxsFe2y8beM7xjsd6C_AvGKF2f5Pr1lyjztRW6/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhCMXoV7KvvHZBTPoyLVC-h13KlZyorToOkolg7xTu26K53vdn1TuCjGzp-MW7dA644e9j0-r7H2_AVlFJyI3QyfuaPh2-h_v60_Gtc083ZNbpVKApL3PSNp3Jm6iB_hTqY-_a087dWINhu/
Thế giới
8:22 AM|
Chủ tịch Trung Quốc mới đây lệnh cho các tướng lĩnh quân sự tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến cho binh lính để họ có thể "thắng trong cuộc chiến tranh khu vực". 
tap-can-binh-save-2496-1411552340.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với các tướng lĩnh quân sự hôm 22/9. Ảnh: Xinhua
"Các lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân cần tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến và mài sắc năng lực để thắng lợi trong cuộc chiến tranh khu vực, trong thời đại công nghệ thông tin", Xinhua dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 22/9 nói trong cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội. 
Truyền thông Ấn Độ sau đó cho rằng ông Tập đưa ra tuyên bố trong bối cảnh cuộc đối đầu ở biên giới Trung - Ấn đang leo thang, khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải bác bỏ. 
"Bạn nói truyền thông Ấn Độ đang hỏi câu hỏi này nhưng tôi tin rằng đây có thể là lời đoán mò", PTI dẫn lời phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh nói khi được hỏi về bối cảnh lời bình luận của ông Tập. 
Hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đang đối mặt trên vùng Himalaya, khiến tư lệnh quân đội Ấn Độ phải hủy chuyến công du nước ngoài để theo dõi tình hình. 
Reuters dẫn lời giới chức quân sự ở New Delhi và Kashmir hôm qua cho biết các binh sĩ Trung Quốc từ cách đây một tuần đã hạ trại vào sâu ba km trong khu vực Chumar thuộc vùng Ladakh mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Các binh sĩ Ấn Độ cũng hạ trại ở gần đó và được lệnh không rút quân. Cuộc đối đầu làm dấy lên câu hỏi liệu quân đội Trung Quốc đang tuân theo chỉ thị từ Bắc Kinh hay hành động tự phát. 
Biên giới không chính thức phân tách Trung và Ấn là Đường Kiểm soát thực tế (LAC). Dù đường này chưa từng được coi là chính thức, hai nước ký hiệp định cùng duy trì hòa bình ở các khu vực giáp ranh. 
Khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc Ladakh. Đồ họa: Aljazeera
 Ladakh, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đồ họa: Aljazeera
Theo vnexpress.net
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIZGugO2Py-rJX3NZ3Ah6_fmZtKYrMGVg7U-apNvDhvWMSNYc3q8zQjh6Tigcmkeod2p40CSeAymuBbmHdiiMxmY4MngSemhDnOAnbsRAxsFe2y8beM7xjsd6C_AvGKF2f5Pr1lyjztRW6/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhCMXoV7KvvHZBTPoyLVC-h13KlZyorToOkolg7xTu26K53vdn1TuCjGzp-MW7dA644e9j0-r7H2_AVlFJyI3QyfuaPh2-h_v60_Gtc083ZNbpVKApL3PSNp3Jm6iB_hTqY-_a087dWINhu/
Hàng chục nghìn trẻ em Syria cùng gia đình phải tị nạn sang các quốc gia khác trước làn sóng tấn công của phiến quân IS chỉ từ 17/9.
Em bé Syria bế em đi cùng gia đình đang vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/9.

Ngày 20/9, Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới cho khoảng 60.000 người tị nạn Syria vượt qua biên giới nước này.

Hàng trăm nghìn người Syria đã phải đi tị nạn trước làn sóng tấn công của phiến quân IS ở Kobani.

Trẻ em Syria người Kurd đang chờ sau khi vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở  Suruc.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ giúp phụ nữ Syria mang đồ đạc ở biên giới ngày 20/9.

Em bé Syria nằm trong nôi bên canh gia đình ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Những em bé Syria chờ đợi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa cùng với gia đình ngày 21/9.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đi tuần dọc biên giới trong khi hàng trăm người Syria chờ đợi. 

Em bé Syria giúp người nhà mang đồ đạc tại trại tị nạn Azraq ở biên giới Hashemite Jordan.

Người Syria trong trại tị nạn ở Jordan.

 Trại tị nạn Azraq có sức chứa lên tới 50.000 người nhưng hiện nay, số người tị nạn tại trại này đã lên tới hơn 10.000 người.

Trẻ em Syria đang lắng nghe những câu chuyện trong trại tị nạn.

 Một bé trai Syria đang đi lấy nước trong trại tị nạn.
Trong ngày 23/9, Mỹ và đồng minh đã quyết định không kích IS trên lãnh thổ Syria. Lực lượng Mỹ tham gia gồm các loại máy bay chiến đấu F-16, F-18, máy bay ném bom chiến thuật Rockwell B-1 và tên lửa hành trình Tomahawk cũng như máy bay không người lái MQ-1 Predator.
Theo kienthuc.net.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXW-0Wm2L9KP-8UXZb0QRAwFCkjRk0UlI8uVcmY69XqvxsLxZkEfdmC7TTvrCVfq7Et3p4lMhuzLAvnPmJfHUS1r7RLPn9oYcGSkHei3a4HkFy3FXMcWf-I-A9gYIfBWhihVq3D2SoUVAj/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh78-vhQYxU30wOnqIX-cQIXANpCz-3CsAFf6Vw-e4VjMSP-i5q32wU0t9M_6PwK_RbLhPCEEkujyHIBAO5xMGuMqsB_OWczvENx6genV5CBHKqd4QdsvMzSaD94xC4xw9ZTuBXmXymEq35/
Thế giới
8:58 AM|
Hàng chục nghìn trẻ em Syria cùng gia đình phải tị nạn sang các quốc gia khác trước làn sóng tấn công của phiến quân IS chỉ từ 17/9.
Em bé Syria bế em đi cùng gia đình đang vượt biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/9.

Ngày 20/9, Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới cho khoảng 60.000 người tị nạn Syria vượt qua biên giới nước này.

Hàng trăm nghìn người Syria đã phải đi tị nạn trước làn sóng tấn công của phiến quân IS ở Kobani.

Trẻ em Syria người Kurd đang chờ sau khi vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở  Suruc.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ giúp phụ nữ Syria mang đồ đạc ở biên giới ngày 20/9.

Em bé Syria nằm trong nôi bên canh gia đình ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Những em bé Syria chờ đợi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa cùng với gia đình ngày 21/9.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đi tuần dọc biên giới trong khi hàng trăm người Syria chờ đợi. 

Em bé Syria giúp người nhà mang đồ đạc tại trại tị nạn Azraq ở biên giới Hashemite Jordan.

Người Syria trong trại tị nạn ở Jordan.

 Trại tị nạn Azraq có sức chứa lên tới 50.000 người nhưng hiện nay, số người tị nạn tại trại này đã lên tới hơn 10.000 người.

Trẻ em Syria đang lắng nghe những câu chuyện trong trại tị nạn.

 Một bé trai Syria đang đi lấy nước trong trại tị nạn.
Trong ngày 23/9, Mỹ và đồng minh đã quyết định không kích IS trên lãnh thổ Syria. Lực lượng Mỹ tham gia gồm các loại máy bay chiến đấu F-16, F-18, máy bay ném bom chiến thuật Rockwell B-1 và tên lửa hành trình Tomahawk cũng như máy bay không người lái MQ-1 Predator.
Theo kienthuc.net.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXW-0Wm2L9KP-8UXZb0QRAwFCkjRk0UlI8uVcmY69XqvxsLxZkEfdmC7TTvrCVfq7Et3p4lMhuzLAvnPmJfHUS1r7RLPn9oYcGSkHei3a4HkFy3FXMcWf-I-A9gYIfBWhihVq3D2SoUVAj/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh78-vhQYxU30wOnqIX-cQIXANpCz-3CsAFf6Vw-e4VjMSP-i5q32wU0t9M_6PwK_RbLhPCEEkujyHIBAO5xMGuMqsB_OWczvENx6genV5CBHKqd4QdsvMzSaD94xC4xw9ZTuBXmXymEq35/
“Ukraine không chỉ cần mỗi xe tăng hay các thiết bị lắp đặt tên lửa. Chúng tôi cũng đã có chúng. Tuy nhiên, giờ chúng tôi có các vấn đề khác. Đó là các tên bắn súng. Chúng tôi không có đủ các thiết bị chống radar hay thông tin liên lạc đã được mã hóa. Đó là tất cả những thiết bị quân sự mà Kiev sẽ được nhận. Giờ chúng tôi đã nhận chúng”, hãng thông tấn UNIAN trích lới của ông Valeriy Chaly, Phó chánh Văn phòng tổng thống Ukraine trong cuộc trao đổi trên kênh truyền hình ICTV.
 Một binh sĩ Ukraine đang ngắm ống nhòm.
Tuần trước, Tổng thống Petro Poroshenko đã tới thăm Mỹ, nơi ông có các cuộc thảo luận với người đồng cấp Mỹ Obama để đưa ra đề nghị nhận các lô hàng vũ khí. Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Mỹ sau đó thông qua một dự luật để phân bổ cho Quân đội Ukraine 350 triệu USD trong năm 2005 (bao gồm các vũ khí chống tăng, các máy bay không người lái) và trao quy chế đồng minh ngoài NATO cho Ukraine. Tuy nhiên, dự luật này vẫn chưa được Thượng viện Mỹ chấp thuận.
Vào tối ngày 21/9, Tổng thống Poroshenko cho biết, họ sẽ nhận các vũ khí phi sát thương từ Mỹ và một số quốc gia khác. Chính quyền Ukraine nhiều lần khẳng định rằng, họ nhận các vũ khí từ nước ngoài, nhưng các nhà tài trợ lại phủ nhận điều đó.
Theo kienthuc.net.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJm8mcrEpAuuVPutDffVOggynSl20zyfpnjA7rAp9-IDxEwWxSB5hCJDHJ1_vjGYzGTfOs54dsrg6OjTsDToKezntxz8iU9b9cbWaP50cOLOE-gqz9ChxNWykGCyVlT3h2-WCrSlcP0C1J/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkt6XP6RdlHGYeNiPkBK6_STGONA4uwFGu73e1nDJljVAac9NNsc8conGsDKxrwR0s72s_sTDkIGVJIhgkWfxLiqAU8ZONUNl7_5Sxz99a2XRCyr5s_lcbmTRBbIqDnlnAzdttyQobwpnr/
Thế giới
8:58 AM|
Đại diện Kiev cho hay, chính quyền Ukraine nhận được các thiết bị chống radar và thông tin liên lạc mã hóa từ phương Tây.
“Ukraine không chỉ cần mỗi xe tăng hay các thiết bị lắp đặt tên lửa. Chúng tôi cũng đã có chúng. Tuy nhiên, giờ chúng tôi có các vấn đề khác. Đó là các tên bắn súng. Chúng tôi không có đủ các thiết bị chống radar hay thông tin liên lạc đã được mã hóa. Đó là tất cả những thiết bị quân sự mà Kiev sẽ được nhận. Giờ chúng tôi đã nhận chúng”, hãng thông tấn UNIAN trích lới của ông Valeriy Chaly, Phó chánh Văn phòng tổng thống Ukraine trong cuộc trao đổi trên kênh truyền hình ICTV.
 Một binh sĩ Ukraine đang ngắm ống nhòm.
Tuần trước, Tổng thống Petro Poroshenko đã tới thăm Mỹ, nơi ông có các cuộc thảo luận với người đồng cấp Mỹ Obama để đưa ra đề nghị nhận các lô hàng vũ khí. Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Mỹ sau đó thông qua một dự luật để phân bổ cho Quân đội Ukraine 350 triệu USD trong năm 2005 (bao gồm các vũ khí chống tăng, các máy bay không người lái) và trao quy chế đồng minh ngoài NATO cho Ukraine. Tuy nhiên, dự luật này vẫn chưa được Thượng viện Mỹ chấp thuận.
Vào tối ngày 21/9, Tổng thống Poroshenko cho biết, họ sẽ nhận các vũ khí phi sát thương từ Mỹ và một số quốc gia khác. Chính quyền Ukraine nhiều lần khẳng định rằng, họ nhận các vũ khí từ nước ngoài, nhưng các nhà tài trợ lại phủ nhận điều đó.
Theo kienthuc.net.vn
smallimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJm8mcrEpAuuVPutDffVOggynSl20zyfpnjA7rAp9-IDxEwWxSB5hCJDHJ1_vjGYzGTfOs54dsrg6OjTsDToKezntxz8iU9b9cbWaP50cOLOE-gqz9ChxNWykGCyVlT3h2-WCrSlcP0C1J/
bigimagecskthttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkt6XP6RdlHGYeNiPkBK6_STGONA4uwFGu73e1nDJljVAac9NNsc8conGsDKxrwR0s72s_sTDkIGVJIhgkWfxLiqAU8ZONUNl7_5Sxz99a2XRCyr5s_lcbmTRBbIqDnlnAzdttyQobwpnr/